ClockThứ Hai, 26/09/2022 15:44

Ngư dân không lưu lại trên tàu thuyền, lồng bè trong bão

TTH.VN - Ngư dân đang tích cực neo đậu tàu thuyền, giằng neo lồng cá nuôi trên sông, đầm phá ứng phó bão Noru.

Sẵn sàng các phương án, chủ động ứng phó bão số 4Điện lực tỉnh sẵn sàng ứng phó với bão NoruHoàn thành công tác chuẩn bị ứng phó bão Noru trước ngày 26/9

Tàu giằng neo tại Cảng Thuận An

Hoàn thành neo đậu trong ngày 26/9

Đến trưa 26/9, ngư dân Huỳnh Văn Ba, chủ tàu cá TH 90244, công suất 650 CV ở xã Phú Hải (Phú Vang) đã hoàn tất việc neo đậu an toàn tại âu thuyền Phú Hải. Vài năm trở lại đây, ông Ba cũng như nhiều ngư dân chủ động trong ứng phó bão lũ, neo đậu tàu thuyền theo quy định nên không bị thiệt hại, hoặc chỉ hư hỏng nhỏ một số thiết bị.

Vậy nhưng, ông Ba và nhiều ngư dân vẫn không chủ quan trong bảo vệ tàu thuyền trước cơn bão Noru được dự báo cấp độ rất mạnh, diễn biến khó lường. Ngay khi vào bờ sau chuyến đánh bắt xa bờ mới đây, ông Ba cho tàu vào thẳng âu thuyền Phú Hải neo đậu. Từ khi có dự báo bão số 4 hướng vào miền Trung, ông Ba đưa các thiết bị, máy móc, lưới cụ đến nơi an toàn tránh bão, kết hợp giằng neo tàu đúng kỹ thuật, quy định của cơ quan chức năng, tránh va đập gây hư hỏng mạn tàu và các thiết bị trên tàu.

Ngư dân Lê Văn Lợi - Trưởng Liên đoàn tàu 123, thôn Cự Lại Đông, xã Phú Hải thông tin, khi nghe dự báo bão số 4 nhiều khả năng đổ bộ vào đất liền trên địa bàn tỉnh với cấp độ mạnh, tất cả ngư dân địa phương đều chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ tàu thuyền, thiết bị, ngư lưới cụ. Các chủ tàu được hướng dẫn vào âu trú tránh, neo đậu an toàn, không để xảy ra mất an ninh, trật tự. Dự kiến đến chiều tối 26/9, tất cả tàu thuyền trên địa bàn vào âu trú tránh, giằng neo. Trước đó, cơ quan chức năng cùng với các địa phương tổ chức kêu gọi tất cả tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn. 

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, ông Đặng Văn Hoà xác nhận, đến trưa 26/9, tất cả tàu thuyền và ngư dân trên địa bàn tỉnh đã về bờ, tìm nơi neo đậu an toàn. Các tàu di chuyển vào các âu Phú Hải, Phú Thuận, Cảng Thuận An, Lộc Trì… neo đậu, trú tránh bão. Tuỳ thuộc vào tình hình bão, lũ sẽ di chuyển một số tàu đến sông Hương, vùng Quy Lai, Phú Thanh (TP. Huế) neo đậu nhằm giảm tải cho các âu thuyền. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.400 chiếc thuyền nan khai thác vùng lộng cũng được ngư dân di chuyển lên cao trú tránh bão.

Ông Đặng Văn Hòa khuyến cáo, các địa phương cần có kế hoạch, phương án thường xuyên kiểm tra các hoạt động của ngư dân, tuyệt đối không để tàu thuyền ra khơi, hoặc di chuyển khi bão xảy ra. Mọi biện pháp neo đậu tàu thuyền phải hoàn tất trong đêm 26/9. Từ ngày 27/9, tất cả ngư dân không được chủ quan, không lưu lại trên tàu, tránh nguy hiểm đến tính mạng khi bão lớn đổ bộ vào đất liền.

Bảo vệ an toàn lồng bè

Thu hoạch thuỷ sản tránh bão, lũ

Trên địa bàn tỉnh hiện còn một lượng lớn lồng bè nuôi cá trên sông, đầm phá chưa thu hoạch xong trước mùa bão, lũ cần được bảo vệ an toàn. Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ (Quảng Điền), ông Trần Kìm thông tin, trên địa bàn xã hiện có 800 lồng nuôi cá trắm, mè, trôi trên sông Bồ vẫn chưa thu hoạch. Lượng lồng bè cá này chủ yếu do người dân “chấp nhận rủi ro”, nuôi 2-3 năm nhằm đảm bảo chất lượng, bán được giá. Chính quyền địa phương cử cán bộ về tận từng khu vực yêu cầu, hướng dẫn người dân giằng neo lồng bè, đến chiều 26/9, toàn bộ lồng bè được người dân giằng neo hoàn thành.

Bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Quảng Điền khẳng định, toàn bộ diện tích nuôi tôm, nuôi tôm xen ghép được người dân thu hoạch xong trước bão Noru. Tuy nhiên trên địa bàn vẫn còn khá nhiều lồng nuôi cá nước ngọt, trên sông Bồ chưa thu hoạch do cá còn quá nhỏ, hoặc người dân “om nuôi” chờ bán trong dịp tết. Nhiều hộ nuôi cá trắm cỏ kéo dài thời gian đến 2-3 năm mới thu hoạch. Ngành nông nghiệp huyện yêu cầu các địa phương, người dân tổ chức giằng neo lồng bè an toàn trong ngày 26/9.

Tại huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng NN&PTNT huyện xác nhận, trên địa bàn huyện chỉ còn một số ít lồng nuôi cá đặc sản như chẽm, mú, nâu, dìa… chưa thu hoạch do kích cỡ còn quá nhỏ, chưa đạt thương phẩm. Số lồng này được người dân hoàn tất di dời vào các vùng nước, vị trí an toàn và giằng neo theo quy định, hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Nguyễn Đình Đức thông tin, qua kiểm tra, đến trưa chiều 26/9, hầu hết các địa phương, ngư dân chấp hành tốt quy định neo đậu tàu thuyền, giằng neo lồng bè tránh trú bão số 4. Trong ngày mai 27/9, ngành nông nghiệp phân công lực lượng phối hợp với các địa phương tiếp tục kiểm tra các hoạt động của ngư dân tại các âu thuyền neo đậu tàu thuyền, khu vực nuôi trồng thuỷ sản để có sự chấn chỉnh, xử lý kịp thời nhằm hạn chế nguy cơ thiệt hại do bão lớn gây ra. Đặc biệt, yêu cầu người dân tuyệt đối không lưu lại trên tàu thuyền, lồng bè khi bão số 4 diễn ra.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗi niềm con nước vùng lộng

Vùng biển bãi ngang - nơi có hàng ngàn ngư dân, gắn bó hàng trăm năm với nghề biển đang vật lộn với con sóng.

Nỗi niềm con nước vùng lộng
Bảo vệ ao hồ, lồng bè nuôi thủy sản mùa bão, lũ

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng rìa phía Nam đợt không khí lạnh có cường độ trung bình đến mạnh nên từ nay đến 3/10, trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông; trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Để ứng phó mưa gió trong đợt này và bão, lũ sắp đến, người dân, các địa phương đang triển khai bảo vệ ao hồ, lồng bè nuôi thủy sản nhằm tránh thiệt hại.

Bảo vệ ao hồ, lồng bè nuôi thủy sản mùa bão, lũ
Thả lưới rùng quây cá ngát

Gần ba giờ đồng hồ sau khi thả, tấm lưới được những ngư dân lành nghề kéo lên thuyền. Theo nhịp sóng, thuyền tấp vào bờ, trong chiếc giỏ đựng lộc biển, những con cá ngát thu hút sự quan tâm của người mua.

Thả lưới rùng quây cá ngát

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
  • Mua Bán Ký Gửi Cano Giá Rẻ
Return to top