ClockChủ Nhật, 29/10/2017 16:33

Nhiều cơ hội khởi nghiệp ở Huế

TTH.VN - 500 bạn trẻ là sinh viên, đoàn viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đã được nghe những chia sẻ thú vị về quá trình khởi nghiệp cũng như những kiến thức, hành trang cần thiết để khởi nghiệp từ các chuyên gia, diễn giả đã khởi nghiệp thành công tại diễn đàn "Hành trang khởi nghiệp" do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức sáng 29/10.

Hành động mới làm nên thành tựu

Mở đầu diễn đàn, chuyên gia Phạm Duy Hiếu, Giám đốc Quỹ khởi nghiệp quốc gia kêu gọi các bạn trẻ hãy hành động thay vì chỉ biết phàn nàn, suy nghĩ tiêu cực. “Nếu chỉ suy nghĩ mà không làm gì, tôi gọi đó là “béo phì” về kiến thức, tức là ngại vận động, ngại di chuyển, chỉ ngồi trên khán đài cho mát và không làm gì để không phải chịu trách nhiệm. Thế nên, thay vì chỉ nghĩ mà không làm, chúng ta nên vận động, hành động. Hãy làm cầu thủ chứ đừng chỉ làm khán giả”, ông Hiếu nói.

Chuyên gia Nguyễn Trung Trực chia sẻ quá trình khởi nghiệp của bản thân

Theo ông Phạm Duy Hiếu, ngoài hành động, để khởi nghiệp thành công, các bạn trẻ cần tự tin và tin vào khả năng của mình, đồng thời tìm cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

Khi nói: “Sức mạnh nằm trong tay các bạn, nếu có niềm tin, các bạn sẽ thành công”, chuyên gia đưa ra một ví dụ khá ấn tượng: Ở một ngôi trường nọ, có một lớp học cá biệt mà không có giáo viên nào có thể dạy dỗ, huấn luyện vào nề nếp. Thế nhưng, khi họ thuê được một giáo viên rất giỏi người da đen vào giảng dạy theo cách của cô ấy, học kỳ sau đó, học sinh cả lớp đó đều tiến bộ. Cách mà giáo viên đã làm là động viên, khích lệ học sinh khi nói: “Tôi rất vinh dự được dạy một lớp mà tất cả học sinh đều xuất sắc”. Từ đó, các học sinh học tập, rèn luyện, đi thư viện theo cách tích cực nhất vì họ luôn nghĩ mình xuất sắc, nhờ thế mà kết quả học tập sau một năm tất cả học sinh đều xuất sắc.

Diễn đàn thu hút khoảng 500 sinh viên, đoàn viên tham dự

Ông Phạm Duy Hiếu kể câu chuyện này để muốn nói với các bạn trẻ rằng, nếu bạn nghĩ bạn làm được thì ắt hẳn bạn sẽ làm được.

Đồng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Trung Trực, người đã thành công ở khá nhiều lĩnh vực khởi nghiệp, như là người đầu tiên thành lập chi nhánh Prudential ở Việt Nam, người phân phối đầu tiên các dòng xe ô tô Meceders và các dòng xe máy Honda, Piagio, cũng là ông chủ của một ngân hàng lớn ở Việt Nam… khẳng định, ý tưởng chỉ là điều kiện cần và điều kiện đủ phải là dám làm và dám khác biệt. Bởi ý tưởng thì có rất nhiều, song để ý tưởng biến thành sản phẩm phải là quá trình và quá trình đó chắc chắn sẽ có những thất bại, những bài học kinh nghiệm rút ra, song nếu không dám nghĩ, không dám làm, bạn sẽ khó thành công.

Chi phí thấp, nhiều cơ hội khởi nghiệp

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Trung Trực, ông đã đi nhiều nơi, làm việc ở nhiều nước trên thế giới, điều ông nhận thấy và rút ra từ bản thân mình là nếu không có vốn tiếng Anh tốt sẽ đánh mất khá nhiều cơ hội. Vì thế ông kêu gọi các bạn sinh viên cần trau dồi vốn tiếng Anh. Nếu vốn tiếng Anh tốt, chắc chắc bạn sẽ học, đọc được nhiều tài liệu tốt, thậm chí có nhiều ý tưởng khi tra ở Google bằng tiếng Anh, bạn sẽ thấy người ta đã làm từ rất lâu, nếu muốn thành công, mình sẽ không làm những cái người khác đã làm và tìm tòi ý tưởng mới lạ, khác biệt hơn, có tầm quốc gia, khu vực và cả thế giới càng tốt.

Phạm Thị Mỹ Linh đến từ Trường ĐH Kinh tế quan tâm đến các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp

Ông Nguyễn Trung Trực cũng khẳng định, nhờ đi nhiều nơi nên ông thấy Huế có rất nhiều cơ hội để khởi nghiệp và hơn hết chi phí khởi nghiệp ở Huế thấp hơn nhiều so với các nơi khác. Bên cạnh đó, Huế có nhiều di sản, là điều kiện tốt để khởi nghiệp. “Đừng nghĩ phải có tiền mới khởi nghiệp, thực tế có rất nhiều công ty không có tài sản, không có tiền nhưng cũng khởi nghiệp thành công, ví như uber, grab, họ không có bất kỳ chiếc xe nào nhưng họ điều hành hàng trăm chiếc xe để làm dịch vụ vận chuyển hay như một công ty về mảng du lịch ở TP. Hồ Chí Minh, họ không có bảo tàng, không có thư viện… nhưng khi có khách đến, họ thuê các dịch vụ đó để đưa khách đến tham quan, vậy tại sao chúng ta có di tích, có danh lam thắng cảnh mà không tận dụng để khởi nghiệp”, ông Nguyễn Trung Trực nói.

Chuyên gia Phạm Duy Hiếu cũng cho rằng, nếu khởi nghiệp ở Huế các bạn trẻ còn có nhiều cơ hội thành công hơn, được gần gũi gia đình, nhận sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè… trong khi khởi nghiệp ở các thành phố khác, mức độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn, khó khăn cũng nhiều hơn.

Khi một số bạn trẻ hỏi về mức độ thành công của ý tưởng hay sự hỗ trợ của Nhà nước khi thành lập doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, quan trọng là cách làm, bởi không có cái gì là tuyệt đối, không có ý tưởng nào có thể chắc chắn 100% thành công nhưng nếu không thử làm sao có thể biết bạn có thành công hay không, thế nên các chuyên gia khuyến khích các bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp. Nếu muốn chắc chắc có cơ hội thành công có thể lấy ý kiến từ thị trường, đưa sản phẩm cho người thân, bạn bè sử dụng, tham khảo…

Nêu ý tưởng khởi nghiệp với các khách mời

Đối với vấn đề hỗ trợ từ phía Nhà nước, ông Phan Thiên Định, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong phạm vi cuộc thi, đã có những hỗ trợ được quy định cụ thể cho dự án, ý tưởng khởi nghiệp. Tuy nhiên, với những người thành lập doanh nghiệp đều phải công bằng khi ra sân chơi lớn chứ không thể hỗ trợ doanh nghiệp này mà không hỗ trợ doanh nghiệp kia. Hơn nữa, nếu chỉ trông chờ từ sự hỗ trợ của Nhà nước mà bản thân doanh nghiệp không tự cố gắng, không dám mạo hiểm, đương đầu với khó khăn thì khó thành công.

Bài, ảnh: Tâm Huệ

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top