ClockThứ Sáu, 07/04/2023 14:33

Nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Quý I/2023, khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn với đơn hàng suy giảm do tổng cầu tiêu dùng trong nước và thế giới ở mức thấp.

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanhGập ghềnh nông sản vào siêu thịGỡ “điểm nghẽn” trong hợp tác trường nghề-doanh nghiệp

Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chi tiêu thường xuyên của nhà nước chỉ tăng 3,02%; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 11,9%… Trước bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phát huy tinh thần vì nước, vì dân, vì nhiệm vụ chung, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

leftcenterrightdel
Dây chuyền gia công quần áo xuất khẩu. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN 

Hơn 60.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp quý I/2023 cho thấy, lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận số doanh nghiệp tạm thời và vĩnh viễn rút lui khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp gia nhập, tái gia nhập thị trường.

Cụ thể, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường là 56.946 doanh nghiệp, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2022 và gấp 1,3 lần mức bình quân doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường giai đoạn 2018 - 2022 (45.494 doanh nghiệp).

Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới là 33.905 doanh nghiệp, gấp 1,1 lần mức bình quân giai đoạn 2018 - 2022 (29.767 doanh nghiệp), nhưng giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022. Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập đạt 310.331 tỷ đồng, giảm 34,1% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong quý I/2023 là 23.041 doanh nghiệp, gấp 1,5 lần mức bình quân giai đoạn 2018 - 2022 (15.727 doanh nghiệp), nhưng giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong khi đó, quý I/2023, cả nước có 60.241 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2022 và phần lớn là doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 71,1%).

Chỉ ra nguyên nhân những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê cho biết, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine khiến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới giảm mạnh, nhất là phải chịu những ảnh hưởng từ lạm phát cũng như thảm họa thiên nhiên trên thế giới. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đứng trước nguy cơ bị gián đoạn, đứt gãy, dẫn tới nhiều hệ luỵ cho hoạt động xuất nhập khẩu và tăng rưởng kinh tế.

Các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo giảm sản xuất, khó khăn trong việc xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm ở một số ngành như: dệt, may, da giày, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, kim loại…. Cùng với đó, việc đưa các máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất; giá xăng dầu liên tục biến động; chi phí logistics cao và lãi suất ngân hàng tăng cao khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng từ 5 - 10%.

Ông Lê Lam, Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất của Công ty cổ phần Thiết bị điện MBT cho hay: “Chúng tôi liên tục tìm kiếm các nhà cung ứng trong nước, từ các kênh hội chợ, trên mạng đến các trung tâm thông tin của bộ, ngành.., nhưng không có đơn vị nào đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Chính điều này khiến cho MBT phải phụ thuộc nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, giảm lợi nhuận và thời gian giao hàng với đối tác”.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Đây là vấn đề đáng lưu ý khi số vốn đăng ký bình quân trong quý I/2023 chỉ đạt 9,2 tỷ đồng/doanh nghiệp và là mức thấp nhất trong quý I kể từ năm 2016. Ngoài ra, tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới đạt 310.331 tỷ đồng cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2019 đến nay.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất

Để tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cầu các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền việc cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, giãn nợ, giảm chi phí doanh nghiệp; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, rà soát, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn pháp lý; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng hạ tầng chiến lược...

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần mở rộng hoặc nâng tần suất gặp gỡ, đối thoại nhiều hơn với doanh nghiệp nhằm kịp thời giúp họ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Từ đó, đề ra những giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trong thời gian tới. Ngoài ra, tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ trong năm 2023, nhất là chính sách gia hạn giảm thuế giá trị gia tăng 2% như một cách tạo động lực cho doanh nghiệp tiếp tục đà phục hồi khi Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hết hiệu lực.

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho rằng, cần kết nối các ngân hàng, tổ chức tín dụng với doanh nghiệp để hỗ trợ, giải quyết khó khăn về vốn của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi và khởi nghiệp; đẩy mạnh các chương trình kích cầu nội địa, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm khai thác các thị trường mới, đơn hàng mới…

Về phía doanh nghiệp, theo bà Phí Thị Hương Nga, không có cách nào khác phải đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ở nhiều phân khúc thị trường. Đồng thời, hướng đến tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, nghĩa là sản xuất ít nhưng bán được giá cao, mang về lợi nhuận cao hơn so với sản phẩm đại trà do lợi nhuận thấp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp tập trung nguồn lực để đổi mới trang thiết bị, công nghệ với chi phí rẻ hơn; thúc đẩy liên kết mạng lưới cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài, nâng cao chất lượng, giảm giá sản phẩm dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực, tối ưu hóa chi phí sản xuất để tận dụng cơ hội chiếm lĩnh và củng cố thị phần. Hiện nay, giá nguyên liệu đầu vào một số ngành, lĩnh vực tăng cao nên doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất, chủ động sắp xếp tinh gọn hoạt động sản xuất nhằm giảm chi phí và giá thành sản phẩm.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ông Nguyễn Vân, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (Hansiba) cho rằng, Hiệp hội có trách nhiệm thúc đẩy doanh nghiệp cùng phát triển thông qua việc kết nối với các bạn hàng trong nước và quốc tế. Qua đó, giúp họ hiểu rõ năng lực cũng như nhu cầu của mỗi hội viên trong từng lĩnh vực để kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp về nguồn vốn, chính sách đất đai, vật tư thiết bị đầu vào, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm...

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top