ClockThứ Tư, 08/02/2023 08:20

Nhiều tiềm năng hợp tác về kinh tế xanh, kinh tế số giữa Việt Nam, Singapore

Nhân dịp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Singapore từ ngày 8-10/2, phóng viên TTXVN tại Singapore đã phỏng vấn Tiến sỹ Phạm Đức Minh thuộc Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu của Chính phủ Singapore. Trong cuộc trao đổi, ông đã đưa ra nhận định về tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế số, kinh tế xanh, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thời gian tới.

Việt Nam-Singapore hợp tác quốc phòng chặt chẽ vì lợi ích chungSingapore sẽ hỗ trợ các quốc gia khác phát triển xanh và bền vữngTổng thống Singapore kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sản xuất đồ điện gia dụng tại nhà máy của Công ty TNHH Panasonic Life Solutions Việt Nam, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Tiến sỹ Phạm Đức Minh đánh giá, về mảng kinh tế số, khoa học công nghệ, kinh tế xanh, Singapore là nước tiên phong ở khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á-Thái Bình Dương. Singapore đã đặt nền móng nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực này trong một thời gian khá dài. Hiện nay, sau khi đạt được một số thành tựu nhất định, Singapore đang muốn mở rộng hợp tác phát triển với các nước trong khu vực.

Theo ông, có rất nhiều tiềm năng hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore trong các lĩnh vực này. Về phía Singapore, do thị trường nội địa có những giới hạn nhất định, nên các doanh nghiệp Singapore, cũng như các doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại nước này, cần phải mở rộng thị trường sang các nước lân cận. Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nhanh.

Về phía Việt Nam, Tiến sỹ Phạm Đức Minh cho rằng trong thời gian gần đây, mảng kinh tế số, khoa học công nghệ và kinh tế xanh đã được đẩy mạnh đầu tư phát triển, với nhiều hỗ trợ về mặt chính sách, tài chính và cơ sở hạ tầng. Theo ông, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Singapore trong dịp này vừa nhằm kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời cũng hướng tới thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực này thời gian tới.

Tiến sỹ Phạm Đức Minh cho biết hiện cũng đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam do nguồn nhân lực trẻ và chất lượng tốt của Việt Nam. Bản thân một số doanh nghiệp Việt Nam với năng lực nội tại cũng bắt đầu tăng cường đầu tư mạnh vào các lĩnh vực này, trong đó có chuyển đổi số. Ông cho rằng trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao để bắt kịp công nghệ và mở rộng thị trường ra quốc tế, việc hợp tác với Singapore có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới nhất cũng như tiếp cận thị trường Singapore và xem Singapore như một “cửa ngõ” để mở rộng ra thị trường các nước khác trong khu vực.

Tiến sỹ Phạm Đức Minh cho biết Việt Nam và Singapore đã có nhiều kinh nghiệm hợp tác với nhau trong thời gian dài sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế. Singapore là một trong những nước đầu tiên đầu tư và hiện vẫn nằm trong nhóm đứng đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Ông nhấn mạnh hai bên nên tận dụng kinh nghiệm các mô hình hợp tác đã có giữa hai nước để vận dụng vào lĩnh vực kinh tế số và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, hai bên cũng cần có những điều chỉnh hợp lý do một số đặc thù của lĩnh vực này.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top