Giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu
Khi cần triển khai dự án mới hoặc mở rộng hạ tầng công nghệ để phát triển, việc đầu tư cho Máy chủ vật lý thường đòi hỏi chi khá nhiều khoản để mua sắm thiết bị, chuẩn bị hạ tầng mạng và đội ngũ nhân sự để vận hành,... Nhưng với Cloud server thì sẽ tiện lợi hơn, bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ và truy cập qua internet. Sau đó trả tiền theo gói thuê từng tháng và nếu hết nhu cầu thì bạn chỉ cần dừng lại mà không mất bất kỳ chi phí nào.
|
Website có thể hoạt động ổn định ngay cả khi lượng truy cập tăng đột biến khi dùng hạ tầng Cloud |
Tiết kiệm chi phí tài nguyên tối ưu hơn
Với Cloud Server, doanh nghiệp chỉ cần trả phí cho những tài nguyên mà họ sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí so với việc đầu tư vào hạ tầng truyền thống. Doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng điều chỉnh tài nguyên theo nhu cầu sử dụng, giúp tối ưu hóa chi phí. Không những thế, doanh nghiệp còn có thể dễ dàng dự đoán chi phí sử dụng Cloud Server, giúp quản lý ngân sách hiệu quả hơn.
|
Sử dụng Cloud Server giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tài nguyên hiệu quả hơn |
Tăng giảm linh hoạt theo quy mô phát triển doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp phát triển, nhu cầu về tài nguyên máy chủ sẽ tăng lên. Lúc này, Cloud Server sẽ cho phép doanh nghiệp dễ dàng tăng thêm tài nguyên CPU, RAM, dung lượng lưu trữ,... để đáp ứng nhu cầu này. Doanh nghiệp chỉ cần trả phí cho những tài nguyên mà họ sử dụng. Trong đó, Cloud server sẽ cho phép doanh nghiệp dễ dàng giảm bớt tài nguyên để tiết kiệm chi phí. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được tình trạng thiếu hụt tài nguyên ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
|
Sử dụng Cloud Server giúp developer dễ dàng triển khai phát triển hoặc giảm thiểu tài nguyên |
An toàn dữ liệu khi xảy ra các sự cố
Máy chủ vật lý dù được bảo vệ tốt nhưng vẫn có nguy cơ hỏng hóc, mất dữ liệu khi gặp sự cố. Ngược lại, Cloud Server sao lưu dữ liệu liên tục, giúp bảo vệ an toàn dữ liệu ngay cả khi có sự cố xảy ra. Các nhà cung cấp Cloud Server uy tín thường cung cấp dịch vụ sao lưu dữ liệu tự động, giúp bảo vệ dữ liệu an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố.
Bên cạnh đó, Cloud Server được bảo vệ bởi các hệ thống an ninh mạng tiên tiến, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng và truy cập trái phép. Nhờ đó, việc sử dụng Cloud Server có thể giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu an toàn hơn so với sử dụng máy chủ truyền thống. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nên sử dụng các mật khẩu mạnh và cấu hình bảo mật phù hợp để tăng cường an ninh cho Cloud Server.
|
Cloud Server có khả năng bảo mật tốt hơn so với hạ tầng vật lý |
Với Cloud Server, tài nguyên luôn sẵn sàng, quản lý luôn dễ dàng
Sẽ có những trường hợp máy chủ vật lý thiếu tài nguyên sử dụng. Để khắc phục được điều này thì bạn cần mua thêm máy vật lý mới và kết nối vào hệ thống. Điều này khiến bạn tốn khá nhiều chi phí, thực hiện phức tạp cũng như gây lãng phí tài nguyên. Đối với Cloud Server, bạn chỉ cần chọn gói cấu hình cao hơn hoặc chọn tính năng tự động tăng tài nguyên là đã có thể hoàn thành. Việc thao tác thay đổi gói, tăng giảm cấu hình đều chỉ cần thực hiện trên giao diện điều khiển chỉ mất từ vài giây đến vài phút thay vì vài ngày đến vài tuần như khi thiết lập máy vật lý mới. Qua đó, bạn có thể thấy được rằng sử dụng Cloud Server giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ thiếu tài nguyên và đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả tối đa.
|
Tài nguyên của bạn luôn sẵn sàng khi dùng Cloud Server |
Cloud Server có giao diện quản lý trực quan, đơn giản, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý tài nguyên, ứng dụng và dữ liệu. Do đó, doanh nghiệp không cần có kiến thức chuyên môn sâu về quản lý hạ tầng máy chủ vẫn có thể sử dụng Cloud Server. Không những thế, Cloud Server còn cung cấp các công cụ giám sát (Cloud Watcher) giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu suất và tình trạng sử dụng tài nguyên, từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.
Tóm lại, khi chuyển đổi lên hạ tầng Cloud sẽ giúp các tổ chức tiết kiệm được hàng tỷ đồng để vận hành các ứng dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, điều này cũng góp phần tăng năng suất lao động và thích ứng nhanh với sự cạnh tranh khốc liệt trong thời đại Công nghệ.
Nguồn: https://bizflycloud.vn