ClockThứ Năm, 23/05/2024 20:18

2.000 ha lúa bị ngập úng

TTH.VN - Đợt mưa lớn chiều 23/5 đã làm gần 2.000 ha lúa hè thu mới gieo sạ trên địa bàn tỉnh bị ngập úng. Dự kiến sẽ hoàn thành việc tiêu úng trong 2 - 3 ngày tới

Hạ tầng thoát nước chưa đáp ứng yêu cầuNgập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 2: Chống ngập để phát triển bền vững

Các trạm bơm tiêu hiện đang hoạt động 24/24 giờ 

Chiều 23/5, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, vụ hè thu trên địa bàn tỉnh đã gieo xạ 20.673ha (25.422ha toàn tỉnh), đạt tỷ lệ 81,3% theo kế hoạch. Đợt mưa lớn từ chiều 23/5, qua báo cáo của các địa phương, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh bị ngập úng khoảng 1.982ha lúa. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở TP. Huế 845 ha, Phú Vang 500 ha, Phú Lộc 500 ha và Hương Thủy 143 ha…

Các trạm bơm tiêu hiện đang hoạt động 24/24 giờ. Dự kiến sẽ hoàn thành tiêu úng trong 2 - 3 ngày tới. Các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê tình hình ngập úng, đánh giá mức độ thiệt hại, tiến hành các biện pháp tiêu úng cho diện tích bị ngập trên địa bàn.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, ảnh hưởng của rãnh thấp có trục qua Trung Bộ nên từ chiều 19/5 đến chiều 23/5, trên địa bản tỉnh đã có mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Tổng lượng mưa cả đợt ở các trạm đo mưa phổ biến 100mm-150mm; một số nơi cao hơn như trạm thủy điện Rào Trăng 4 340mm, Rào Trăng 3 290mm, trạm Giang Hải 201mm,…

Dự báo trong 6 giờ tới khu vực các huyện tiếp tục có mưa. Lượng mưa tích lũy tại các địa phương như TP. Huế, Hương Thủy, Hương Trà, Quảng Điền (10-20mm); Phú Lộc (10-30mm); Phú Vang (10-40mm). Hiện nay, mức triều đo được tại hạ lưu đập Thảo Long là +0,07m, do đó mực nước trên các sông đang xuống thấp, thuận lợi cho công tác tiêu úng.

Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị khẩn trương triển khai công tác tiêu úng, bảo vệ sản xuất vụ lúa hè thu. Huy động tối đa các trạm bơm điện, bơm dầu liên tục tiêu úng, có phương án vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi, cống qua đê để giảm mực nước nội đồng, chủ động phương án xử lý để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, mở hoàn toàn cống trên các tuyến đê, tháo dỡ các đê quai phía hạ lưu để tăng khả năng tiêu thoát.

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh và các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của thời tiết, chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn chủ động vận hành các trạm bơm tiêu, hạ thấp mực nước nội đồng, đối với các cống tiêu ven phá tiến hành cho mở các cửa để hạ thấp mực nước trên sông.

Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng tránh thiên tai ở A Lin - Rào Trăng

A Lin - Rào Trăng thuộc địa phận 2 huyện Phong Điền, A Lưới được đánh giá đã, đang và tiềm ẩn nguy cơ cao về sạt trượt đất, lũ quét...

Phòng tránh thiên tai ở A Lin - Rào Trăng
Lịch sử thiên tai ở Huế và kinh nghiệm phòng chống

Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 120 km, do vậy cũng chịu đựng những trận bão, nước dâng từ phía Biển Đông. Trong lịch sử, Huế cũng đã trải qua những trận bão lụt, những đợt hạn hán vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người, các công trình kiến trúc, xây dựng và môi trường tự nhiên.

Lịch sử thiên tai ở Huế và kinh nghiệm phòng chống
Kiểm tra diễn tập phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn

Ngày 16/8, Ban Chỉ đạo diễn tập phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn (PCBL&TKCN) tỉnh do ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác chuẩn bị diễn tập PCBL&TKCN năm 2024 tại huyện Phú Vang.

Kiểm tra diễn tập phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn
Hành động sớm ứng phó thiên tai

Được dự báo một “kịch bản” mưa lũ như năm 2020, năm nay công tác phòng chống, ứng phó thiên tai và khắc phục hậu quả trên địa bàn được UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương tích cực triển khai từ sớm, từ xa.

Hành động sớm ứng phó thiên tai

TIN MỚI

Return to top