ClockThứ Tư, 20/10/2021 14:46

6 tỷ đồng phát triển mô hình trồng cây sâm cau công nghệ cao

TTH.VN - Sáng 20/10, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) thông tin vừa phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Dự án (DA): “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình trồng sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) tại xã Quảng Thái, Quảng Điền.

Liên kết các địa phương phát triển khoa học công nghệTriển khai 5 dự án khoa học công nghệ cấp Quốc gia

Đây là DA thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 của Bộ KHCN giao cho Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Hương Cát làm chủ trì và TS. Vũ Thị Quỳnh Trang làm chủ nhiệm. 

Công ty Hương Cát ký hợp đồng với Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế về chuyển giao công nghệ cho DA

DA thực hiện trong 36 tháng (tháng 7/2021 - 6/2024) với kinh phí dự kiến 6 tỷ đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp KHCN Trung ương hỗ trợ hơn 2,7 tỷ đồng. Mục tiêu của DA được đơn vị chủ trì phối hợp với Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế triển khai thực hiện quy trình nhân giống cây sâm cau bằng giâm hom; quy trình trồng sâm cau trong nhà lưới tại vùng đất cát nội đồng; quy trình trồng sâm cau ngoài đồng ruộng tại vùng đất cát nội đồng huyện Quảng Điền; sơ chế và bảo quản sâm cau tạo nguyên liệu thô cung cấp trên thị trường.

Dự án còn xây dựng mô hình vườn cây mẹ với diện tích 2.500m2 phục vụ công tác nhân giống tại chỗ cung cấp cho các hộ tham gia vào DA; mô hình sơ chế, bảo quản sâm cau tươi thành sâm cau khô; tập huấn và chuyển giao công nghệ cho 7 kỹ thuật viên và 100 người dân...

Kết quả DA là cơ sở khoa học cho việc chuyển giao, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất cây sâm cau, nhằm nhân rộng cho người dân trong tỉnh tiếp cận tổ chức sản xuất các sản phẩm an toàn, chất lượng, thúc đẩy kinh tế xã hội-địa phương phát triển.

Tin, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top