ClockThứ Bảy, 04/01/2020 06:00

A Lưới: Lan tỏa phong trào “Chủ nhật xanh”

TTH - Trên đường dẫn vào trung tâm xã Nhâm (huyện A Lưới), chúng tôi chứng kiến không khí tất bật của bà con đang dọn dẹp vệ sinh môi trường. Người làm cỏ, người quét dọn, đào đất, trồng hoa, thu gom rác, làm hàng rào... Chẳng mấy chốc, các tuyến đường sạch đẹp hẳn.

Dọn rác trong ý thức của mỗi ngườiHương Trà: Gần 400 đợt ra quân hưởng ứng Ngày chủ nhật xanh

Người dân xã Nhâm tích cực hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh

Trưởng thôn A Hưa – PaE Hồ Viên Đỏ dừng tay cuốc, kể: “Ngoài tích cực hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh” trong những ngày cuối tuần, địa phương sáng kiến lồng ghép tuyên truyền, huy động các tổ chức đoàn, hội, tiến hành giúp mỗi hộ dân đào một hố chôn lấp rác, vận động các hộ dân có điều kiện xây dựng bể lọc chứa nước sinh hoạt, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; phối hợp nhân rộng mô hình này ra khắp các thôn, bản, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần hình thành việc xây dựng nếp sống mới ở địa phương”.

Chủ tịch UBND xã Nhâm Phạm Minh Cải chia sẻ: Để phong trào đi vào thực chất, công tác quản lý thu gom rác thải trên địa bàn được các tổ chức đoàn thể phân công thực hiện. Các hội viên hội LH phụ nữ, đoàn viên thanh niên ở các thôn được tổ chức thành các đội tiến hành thu gom rác ở các tuyến đường chính, khu vực đông dân cư... Các đội thu gom rác hoạt động vào các giờ cố định và có kẻng báo cho người dân nhằm hạn chế tình trạng đổ rác bừa bãi ra đường.

Mô hình ở xã Nhâm là tín hiệu vui đối với vấn đề cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện A Lưới. Điều này càng có ý nghĩa khi mà các xã miền núi này còn gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh, rác thải bừa bãi, chuồng trại gần nhà, thả rông gia súc còn phổ biến, gây mất vệ sinh môi trường… Đây thực sự là mô hình cần nhân rộng đối với địa bàn A Lưới trong tiến trình xây dựng NTM.

Qua một năm thực hiện “Chủ nhật xanh” đã tạo luồng gió mới, ý thức mới trong cộng đồng. Hiện, huyện A Lưới tiếp tục xây dựng và triển khai Đề án “Cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường nông thôn để nâng cao sức khỏe cộng đồng” trong giai đoạn mới, với nhiều giải pháp đồng bộ.

Điểm nổi bật, địa phương huy động cả hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân tích cực xây dựng cảnh quan, môi trường. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn huyện và các tổ chức đoàn thể đưa nội dung tuyên truyền về xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp, cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường nông thôn vào kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị mình, như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “5 không, 3 sạch”, phong trào thanh niên tình nguyện hè...

Toàn huyện A Lưới còn 38,96% số hộ dân và 85% các nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, làng, tổ dân phố chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Phấn đấu đến hết năm 2020 có 95% số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ổn định và có nhà tiêu hợp vệ sinh, 80-90% số hộ có hố chôn lấp rác và chuồng trại gia súc hợp vệ sinh, 100% nhà sinh hoạt cộng đồng có nhà vệ sinh và hàng rào bảo vệ…

Các địa phương, đơn vị đưa chỉ tiêu về cảnh quan, vệ sinh môi trường nông thôn vào quy ước, hương ước của làng, thôn, tổ dân phố. Xem đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá và công nhận danh hiệu gia đình, làng, thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. Cùng đó, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, cán bộ thôn, tổ dân phố, người có uy tín đi đầu trong việc ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh, chỉnh trang nhà cửa, sân vườn, chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm, vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Trong đó, chú trọng tiêu chí xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, đào hố chôn lấp rác, đảm bảo vệ sinh môi trường, trồng hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng thông tin: Rất nhiều việc phải làm trong năm tới để phong trào “Ngày chủ nhật xanh” xuất hiện các mô hình mới, hiệu quả hơn, tạo hiệu ứng trong việc cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn. Trong đó, huyện sẽ nâng cao vai trò tham mưu, điều hành của các ngành văn hóa, y tế trong việc thực hiện đề án “Cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường nông thôn để nâng cao sức khỏe cộng đồng”, lựa chọn xã làm điểm để rút kinh nghiệm, sau đó triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.

UBND huyện A Lưới đã có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động nguồn lực trong Nhân dân và các tổ chức phi chính phủ đầu tư vào lĩnh vực vệ sinh môi trường nông thôn và nước sạch. Đồng thời, đẩy mạnh chính sách ưu đãi về vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho các hộ gia đình được tiếp cận với mục tiêu đảm bảo về vệ sinh môi trường và nước sạch. Tiến hành đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên cơ sở lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và kết hợp các nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường. Trong đó ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các công trình xử lý rác thải, công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ dân vùng khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Người "truyền lửa" cho phong trào phụ nữ

Chị Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh là một trong 30 cán bộ hội xuất sắc, được nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ Nhất năm 2024, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng.

Người truyền lửa cho phong trào phụ nữ
Return to top