ClockThứ Tư, 23/09/2020 11:57

Bảo tồn giống quýt Hương Cần

TTH.VN - Đây là chương trình do ông Phan Khân, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp thị xã Hương Trà (Trung tâm) làm chủ nhiệm thực hiện tại thôn Giáp Kiền, xã Hương Toàn thông qua nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ năm 2020 hỗ trợ tại địa phương.

Người dân Hương Cần thu hoạch quýt tránh mưa lũPhục hiện bánh cung đình triều Nguyễn

Giống quýt Hương Cần được ghép vào thân bưởi chua mua từ Hà Nội chuẩn bị chuyển giao cho các hộ nông dân ở thôn Giáp Kiền, Hương Toàn

Chương trình được thực hiện thí điểm vào tháng 7/2020 qua tập huấn kỹ thuật cho 10 hộ nông dân tại xã Hương Toàn. Phương pháp thực hiện bằng cách tuyển chọn giống từ những gốc quýt Hương Cần phát triển tốt, năng suất cao đem ghép mắt cỡ nhỏ vào 700 cây bưởi chua được mua tại Hà Nội. Tại thời điểm này, hơn 90% gốc ghép đang phát triển tốt, dự kiến vào tháng 10 đến sẽ chuyển cho các hộ nông trồng thí điểm và nhân rộng trên địa bàn toàn xã.

Ông Phan Khân chia sẻ, so với các giống cây ăn quả khác, quýt Hương Cần từng là đặc sản tiến vua mang lại thu nhập khá cho người dân địa phương. Tuy nhiên những năm gần đây do thiên tai lũ lụt, quýt Hương Cần bị thoái hóa, số cây sống còn lại ở Hương Cần mà chủ yếu là thôn Giáp Kiền chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

Tin, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực Huế đang dần khẳng định vị thế trong lòng du khách trong, ngoài nước và mới đây, UBND TP. Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế
Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của người dân mỗi địa phương. Đối với cây di sản trong trường học, việc lan tỏa giá trị cây di sản gắn với các hoạt động thiết thực cho học sinh càng mang lại nhiều ý nghĩa.

Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học
Đề xuất Quỹ VinIF tiếp tục phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế

Ngày 9/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đã có buổi làm việc với PGS. TSKH Phan Thị Hà Dương - Giám đốc điều hành Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF để trao đổi về quá trình thực hiện dự án “Phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế - loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ thất truyền cao”. Dự án do Trung tâm BTDTCĐ Huế xây dựng và VinIF tài trợ.

Đề xuất Quỹ VinIF tiếp tục phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế
Khánh thành công trình tu bổ di tích Châu Hương Viên

Sau hơn 1 năm tu bổ, di tích Châu Hương Viên gắn liền với cuộc đời của thi sĩ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (Nguyễn Phước Ưng Bình) - người có công rất lớn trong việc phát triển ca Huế - đã chính thức khánh thành, trở thành điểm đến văn hóa, đặc biệt với những ai yêu thích nghệ thuật ca Huế.

Khánh thành công trình tu bổ di tích Châu Hương Viên
Người bảo tồn nhà gươl truyền thống

Ghé bản A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông vào những ngày cuối tháng 5, dưới cái nắng trưa oi ả, già Ra Pat A Ray đã đứng đợi sẵn từ đầu ngõ đón chúng tôi. Giữa căn nhà gươl truyền thống, một mâm cơm dân dã đã được chuẩn bị sẵn…

Người bảo tồn nhà gươl truyền thống
Return to top