ClockThứ Tư, 01/09/2021 20:12

Bảo tồn và phát triển giống Mai vàng Huế

TTH.VN - Chiều 1/9, Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) thành lập hội nghị tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống Mai vàng Huế (Hoàng mai Huế)".

Áp dụng khoa học công nghệ trong bảo đảm ATGTXây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh đặc thù của Thừa Thiên HuếXây dựng hệ thống quản lý nhiệm vụ Khoa học và công nghệ tỉnh

Dịp này hai đơn vị tham gia dự tuyển là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh-Viện Nghiên cứu rau quả và Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Chủ tịch hội đồng tư vấn góp ý giúp các đơn vị dự tuyển nêu rõ mục tiêu và nội dung của đề tài

Mục tiêu của đề tài là xác định các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loại Mai vàng hiện nay ở Thừa Thiên Huế; phân biệt giống Mai vàng Huế với các giống Mai hiệu hữu ở Huế. Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu sự phân bố, những yếu tố văn hóa, lịch sử gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại, phát triển của giống Mai vàng Huế cũng như mối quan hệ di truyền của Mai vàng Huế với Mai vàng khác. Ngoài ra, sẽ xây dựng bộ chỉ thị phân tử đặc trưng để nhận dạng giống Mai vàng Huế và các quy trình nhân giống của nó.

Qua xem xét hồ sơ và thẩm định đánh giá nội dung thuyết minh đề tài của hai đơn vị tham gia dự tuyển trên, hội đồng tư vấn đánh giá Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh-Viện Nghiên cứu rau quả có năng lực, đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí yêu cầu của đề tài và đã chọn triển khai thực hiện. Theo dự kiến, đề tài này sẽ thực hiện từ 9/2021 đến 9/2024 với kinh phí khoảng 1,9 tỷ đồng.

Tin, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Return to top