ClockThứ Tư, 29/04/2020 13:30

Bảo vệ cá nuôi lồng

TTH.VN - TS. Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh thông tin, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.000 lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên các sông Bồ, Đại Giang, Ô Lâu... với thể tích gần 130 ngàn m3 của hơn 3.000 hộ dân.

Cần quy hoạch vùng nuôi cá lồngQuảng Điền: Gần 5 tấn cá lồng bị chếtGần 40 tấn cá lồng nuôi chết trên sông Đại Giang

Người dân Quảng Thọ chăm sóc cá nuôi lồng trên sông Bồ

Không lơ là

Những ngày qua, trong lúc nắng nóng kéo dài bỗng không khí lạnh ùa về, môi trường nước thay đổi đột ngột khiến 5 lồng cá trắm của ông Nguyễn Hữu Hồng ở La Vân Thượng, xã Quảng Thọ (Quảng Điền) cũng như nhiều hộ nuôi trên sông Bồ không kịp thích nghi, có hiện tượng yếu sức, một số bị chết gây thiệt hại. Ông Hồng đã triển khai các biện pháp sục khí nhân tạo, di chuyển các lồng cá vào gần bờ, bổ sung vitamin, các loại thức ăn dinh dưỡng… nhằm tăng đề kháng cho cá.

Đến thời điểm này, sức khỏe cá nuôi của gia đình ông Hồng và các hộ nuôi đang dần ổn định, số lượng cá chết giảm dần. Tuy nhiên, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn tỉnh, trong vài ngày tới, thời tiết nắng nóng sẽ trở lại và khắc nghiệt hơn. Trong lúc mưa lạnh, chuyển sang nắng nóng, môi trường lại thay đổi đột ngột cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cá lồng nuôi trên sông.

“Hầu như ngày nào cũng phải thức khuya, dậy sớm để canh chừng cá nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng bất thường. Nếu lơ là chăm sóc, mất cảnh giác thì nguy cơ dịch bệnh, cá chết rất cao. Nhiều vụ trước do chủ quan, thiếu quan tâm chăm sóc nên cá ngột ô xy, dịch bệnh gây thiệt hại lớn”, ông Hồng cảnh giác.

Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, ông Hoàng Công Phong khẳng định, những vụ nuôi được các hộ tích cực, chủ động ứng phó thời tiết bất lợi thường được mùa. Đặc biệt, khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, các hộ thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, giữ khoảng cách giữa các lồng phù hợp, đảm bảo thông thoáng, lưu thông nguồn nước trong và ngoài lồng. Các lồng nuôi được kiểm tra, tu sửa, di chuyển đến những nơi râm mát. Trường hợp khu vực nuôi không có bóng mát, người dân di chuyển lồng đến những vùng nước sâu, hạ thấp lồng…

Mưa lạnh, hoặc nắng nóng kéo dài thường ảnh hưởng đến sức khỏe, cá yếu sức dễ xảy ra các loại dịch bệnh. Các hộ nuôi triển khai các biện pháp phòng trừ dịch bệnh bằng cách dùng vôi bột cho vào túi vải treo ở các góc lồng nuôi, phòng bệnh cho cá; bổ sung vitamin vào thức ăn và cho cá ăn đúng thời điểm, số lượng hợp lý. Những ngày nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trong nước trên 35oC cần giảm khẩu phần ăn, hoặc ngừng hẳn...

Hạn chế nước từ đồng ruộng chảy xuống sông

Đợt mưa lạnh bất thường trong những ngày qua, nhiều lồng cá bị chết “cục bộ” do nguồn nước, môi trường thay đổi đột ngột. Cán bộ thủy sản phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống mưa lạnh, đến nay sức khỏe cá nuôi dần ổn định. Ngoài yếu tố thời tiết, môi trường thay đổi bất thường, cá nuôi trên các sông có nguy cơ chết do ảnh hưởng độc tố từ nguồn rơm phân hủy, thuốc bảo vệ thực vật từ đồng ruộng chảy xuống sông.

Quá trình thu hoạch lúa, người dân cần triển khai các biện pháp thu gom, xử lý toàn bộ số rơm rạ trên đồng ruộng; be bờ vững chắc, không để nguồn nước trên đồng ruộng chảy xuống sông nhằm hạn chế gây ô nhiễm.

Trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, khó lường, trước mắt người dân tranh thủ thu hoạch tỉa, thậm chí thu hoạch đại trà những lồng cá có trọng lượng bình quân từ 2,5 kg trở lên/con. Sau khi thu hoạch, người dân có thể tiếp tục thả nuôi mới, song phải thả giống cá kích cỡ lớn, mật độ thấp, đảm bảo phát triển tốt, thu hoạch sớm nhằm hạn chế nguy cơ, mức độ thiệt hại.

Phó Giám đốc phụ trách Công ty CP Thủy điện Hương Điền, ông Trịnh Xuân Khoa chia sẻ, lượng mưa những ngày qua không lớn nên mực nước trong hồ thủy điện cải thiện không đáng kể. Dự báo một vài ngày đến, thời tiết nắng nóng tiếp tục kéo dài khiến mực nước trong hồ xuống thấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cơ bản tạm ngừng để ưu tiên nguồn nước phục vụ nông nghiệp. Công ty tuân thủ điều tiết mực nước hợp lý, nhằm đảm bảo dòng chảy môi trường, phục vụ nuôi trồng thủy sản, cứu cá lồng nuôi khi nắng hạn khắc nghiệt.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh nhận định, diễn biến thời tiết còn phức tạp, nắng nóng sẽ kéo dài trong thời gian đến khiến dòng chảy trên các sông rất yếu, gây bất lợi cho nuôi trồng thủy sản. Mực nước tại các hồ thủy điện, thủy lợi đang xuống ở mức thấp. Trong điều kiện nắng hạn, mực nước trên các sông xuống thấp, tỉnh sẽ yêu cầu các chủ hồ điều tiết nước cứu thủy sản theo quy định, trong khả năng nguồn nước tại hồ. Trước mắt, các địa phương, người dân cần chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ cá lồng nuôi trên các sông nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 3/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2022; khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn “Bắt bị can để tạm giam”, “khám xét” đối với 5 đối tượng về hành vi “Nhận hối lộ” quy định tại khoản 2, điều 354 Bộ luật hình sự.

Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế
FAO: Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo

Trong một cuộc họp gần đây ở Italy, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra một báo cáo quan trọng về nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, trong đó, nhấn mạnh nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào Chuyển đổi Xanh để thực phẩm thủy sản có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc chấm dứt tình trạng đói nghèo toàn cầu.

FAO Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo
Thu hoạch thủy sản tránh bão, lũ

Các địa phương, hộ dân đang tiến hành thu hoạch tỉa, tiến đến thu hoạch đại trà các diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) nhằm tránh nguy cơ thiệt hại trong mùa bão, lũ.

Thu hoạch thủy sản tránh bão, lũ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top