ClockThứ Năm, 07/12/2017 05:51

Bất cập trong xây dựng nông thôn mới - kỳ 1: Lúng túng

TTH - Qua hơn 7 năm triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tuy đạt được những kết quả nhất định, song bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập cần phải có biện pháp tháo gỡ một cách thỏa đáng mới đạt được mục tiêu đề ra.

Phú Mậu: Chuẩn bị cán đích nông thôn mớiNông dân và nông thôn mớiXây dựng nông thôn mới ở Quảng Thành

Khu vực gần cầu Tứ Phú, Quảng Phú khang trang nhưng dịch vụ chưa phát triển

Các xã đang phấn đấu đạt chuẩn NTM thì ì ạch, chuyển biến chậm; các xã đã đạt thì có dấu hiệu chững lại, thậm chí thụt lùi.

Trông chờ

Các huyện điểm như Nam Đông, Quảng Điền theo kế hoạch hoàn thành NTM vào năm 2015, nhưng mãi đến nay vẫn chưa đạt. Mục tiêu đạt chuẩn NTM của hai huyện điểm này buộc phải gia hạn đến cuối năm 2020.

Bà Lê Thị Thu Hương, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho rằng, một bộ phận cán bộ, Nhân dân nghĩ rằng chương trình xây dựng NTM như một dự án nên nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Hầu hết các công trình hạ tầng, phát triển sản xuất đều phụ thuộc vào nguồn lực cấp trên, chưa có sự tham gia đóng góp của người dân địa phương.

Thượng Nhật (Nam Đông) dù được chọn xã điểm xây dựng NTM, nhưng đã gần 7 năm triển khai đến nay địa phương vẫn chưa thể đạt chuẩn như kỳ vọng. Đến thời điểm này, xã Thượng Nhật mới chỉ đạt 11 tiêu chí NTM, các tiêu chí còn lại được xác định rất khó hoàn thành, nhất là tiêu chí nhà tạm, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo. Số nhà tạm còn đến 53 nhà, thu nhập đầu người chỉ hơn 20 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao.

Ông Hoàng Vọng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền nhìn nhận, trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch NTM, phần lớn các địa phương chỉ chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, thiếu quan tâm phát triển sản xuất. Các đề án xây dựng NTM của các xã chưa bám sát thực tế, các giải pháp thực hiện chưa cụ thể và thiếu đồng bộ.

Nguồn vốn bố trí xây dựng NTM còn thấp, chưa tương xứng và đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các tiêu chí. Nguồn lực huy động ngoài ngân sách, các doanh nghiệp, tín dụng và Nhân dân rất hạn chế. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất, dịch vụ nông thôn chuyển biến chậm. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa đáp ứng yêu cầu mới... Đó cũng là những nguyên nhân chính khiến khó đạt các tiêu chí NTM.

"Tụt hạng"

Các địa phương gặp khó trong xây dựng NTM đã đành, một số địa phương đã đạt chuẩn NTM cũng không thể duy trì các tiêu chí nên thụt lùi. Một bộ phận dân cư thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự. Một số xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2015 không nỗ lực duy trì các tiêu chí, không phấn đấu đạt theo chuẩn mới.

Xã Phong Hải là một trong những địa phương đầu tiên của huyện Phong Điền sớm đạt chuẩn NTM. Ông Phan Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Hải thừa nhận, trong tiến trình xây dựng NMT, khó khăn duy nhất của địa phương là hình thành tổ hợp tác, HTX kinh doanh dịch vụ, làm “bà đỡ” về đầu vào, cũng như tiêu thụ sản phẩm cho người nuôi tôm. Sau khi các tổ chức kinh tế này được thành lập, là điều kiện để địa phương được công nhận đạt chuẩn NTM.

Thế nhưng sau khi đạt chuẩn NTM không lâu, các HTX hoạt động kém hiệu quả, ngừng hoạt động. Việc các HTX không thể duy trì khiến hoạt động nuôi tôm chân trắng trên cát của bà con địa phương gặp nhiều khó khăn. Xử lý rác thải, vệ sinh môi trường cũng là vấn đề bất cập tại xã Phong Hải. Chính quyền địa phương chưa quy hoạch điểm xử lý rác thải hợp lý, thêm vào đó ý thức, trách nhiệm của một bộ phận người dân còn thấp đã đổ rác bừa bãi ngay trên một số tuyến đường, gây ô nhiễm môi trường.

Trong số 10 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2017 đến nay chỉ có 1 xã đạt 19/19 tiêu chí, 3 xã đạt 17/19 tiêu chí; các xã còn lại đạt 16/19 tiêu chí. Năm 2017, Thừa Thiên Huế huy động 1.300 tỷ đồng cho chương trình xây dựng NTM. Đến nay toàn tỉnh có 23 xã đạt chuẩn NTM/104 xã, chiếm 21,2%; bình quân 14,4 tiêu chí/xã.

Xã Quảng Phú (Quảng Điền) đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2014, song đến nay vẫn gặp nhiều trở ngại trong việc duy trì, phát huy các tiêu chí. Sau khi đạt chuẩn NTM, chính quyền địa phương lúng túng trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuyến đường nối từ cầu Tứ Phú dài khoảng 1km và các hạng mục phụ trợ, ước kinh phí 5 tỷ đồng, nằm ngoài khả năng của địa phương. Mỗi năm Quảng Phú bán đấu giá quyền sử dụng đất bình quân từ 2-3 tỷ đồng, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng hệ thống trường học, nhà văn hóa, đường giao thông.

Bí thư Đảng ủy xã Quảng Phú, ông Lê Quang Dựng cho rằng, do không có điều kiện xây dựng hệ thống đường tại cầu Tứ Phú nên khu dịch vụ hai bên cầu chưa phát triển. Trong số 26 lô mới đấu giá được 9 lô và chỉ mới có 2 hộ/2 lô đi vào hoạt động kinh doanh. Đây là điểm hạn chế, khó khăn đối với địa phương trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy các tiêu chí NTM. Vậy nên tỷ lệ hộ nghèo toàn xã đến nay còn 5,2%, so với khi mới đạt chuẩn NTM chỉ còn 4,8%.

Theo Văn phòng Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh, nhiều xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2015, nhưng so với chuẩn mới (Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM giai đoạn 2016-2020) đều bị “tụt hạng”, nhiều xã tụt đến 2-3 tiêu chí. Năm 2016 chỉ có 3 xã đạt chuẩn NTM, trong khi kế hoạch đến 7 xã, năm 2017 có khả năng chỉ 1-2 xã đạt chuẩn NTM. Hai huyện Nam Đông, Quảng Điền phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2020 nhưng đến nay Nam Đông có 60% xã đạt chuẩn NTM, Quảng Điền mới chỉ 10%.

 (còn nữa)

Bài, ảnh: HOÀNG THẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Phấn đấu trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt

Chiều 30/9, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo với chủ đề: “Học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo và phấn đấu để trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới”.

Phấn đấu trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt
Năm điều Bác Hồ dạy: Mãi là chuẩn phấn đấu của học sinh

Ngày đầu tiên bước vào Trường tiểu học Vĩnh Ninh, thành phố Huế, cháu tôi về kể với cả nhà, hôm nay con được cô giáo cho học “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng”. Và khoe, lớp con có treo ảnh Bác và 5 điều Bác dạy đó. Hôm sau thì, con được học bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”. Đây quả là một việc làm đầy trách nhiệm và thật ý nghĩa của thầy, cô giáo và nhà trường, tạo ấn tượng, tình cảm tốt đẹp về Bác Hồ, về mục tiêu rèn luyện, phấn đấu cho các em trong một thời điểm quan trọng, bắt đầu bước vào con đường tiếp thu tri thức, lớn khôn.

Năm điều Bác Hồ dạy Mãi là chuẩn phấn đấu của học sinh
Return to top