ClockThứ Tư, 28/10/2015 09:53

Phú Mậu: Chuẩn bị cán đích nông thôn mới

TTH - Nhờ chung sức, chung lòng, chung tay xây dựng nông thôn mới nên bộ mặt nông thôn xã Phú Mậu (Phú Vang) ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.

Đường làng, ngõ xóm ở Phú Mậu được bê tông hóa.

Chung tay

Theo ông Trần Toàn, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Phú Mậu, hiện chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực cố gắng hoàn thành 4 tiêu chí chưa đạt là cơ sở vật chất văn hóa, giao thông nông thôn, cơ sở vật chất trường học và tỷ lệ hộ nghèo. Phấn đấu đến cuối năm nay sẽ hoàn thành 4 tiêu chí trên để được xét đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.
Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở Phú Mậu đã vận động Nhân dân đoàn kết giúp nhau xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Hỗ trợ, giúp vốn, giống cây, con các loại, trao đổi kinh nghiệm, ngày công lao động... Nhờ vậy, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Hộ nghèo theo điều tra khảo sát vào năm 2014 chiếm tỷ lệ 13,7%, đến nay giảm xuống còn 6,97%. 5 năm qua, Phú Mậu đã vận động các nguồn xây dựng được 28 nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, hộ nghèo
Từ khi thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đến nay, người dân Phú Mậu đã tự nguyện đóng góp hơn 1, 5 tỷ đồng và hàng trăm ngày công để xây dựng hơn 10 km đường giao thông nông thôn. Trong phong trào này tiêu biểu là thôn Thanh Tiên: Người dân ở đây đã mở được đường xóm rộng 4m với tổng số 17/18 tuyến, với 2890m đất được hiến; bê tông được 13 đường xóm với chiều dài 2.080m.
Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Phú Mậu đã tổ chức nhiều phong trào thi đua có nội dung phù hợp để khơi dậy khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã. Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình được đưa vào quy ước xây dựng làng văn hóa; mô hình “Khu dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” được 8/8 thôn cam kết thực hiện và đến nay, thôn Thế Vinh có 5 năm liền không có người sinh con thứ 3. Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường được nâng cao; có 96,8% hộ dân tham gia thu gom, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh chất thải trong chăn nuôi. Nhiều phong trào bảo vệ môi trường thiết thực như “Ngày chủ nhật xanh – sạch – đẹp”, mô hình “con đường tự quản”... được đông đảo người dân tích cực tham gia, góp phần làm cho cảnh quan môi trường thông thoáng, xanh – sạch – đẹp hơn.
Ông Trần Toàn, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Phú Mậu, cho biết: “Thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, tình hình kinh tế - xã hội ở Phú Mậu đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng; kinh tế của xã chuyển dịch đúng hướng, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, dịch vụ ngành nghề nông thôn phát triển mạnh, đời sống của người dân ngày được nâng cao, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững”.
Chuyển hướng để phát triển
Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng nông nghiệp, gắn với ngành nghề, dịch vụ; chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện, bền vững, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng, gắn với phát triển nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên đất, giữ vững môi trường và cân bằng sinh thái, hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, ổn định đời sống nhân dân, phấn đấu đến cuối năm 2015 hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới là mục tiêu mà chính quyền và người dân Phú Mậu hướng đến.
 Để hoàn thành mục tiêu này, hiện nay, Phú Mậu đang đẩy mạnh công tác quy hoạch bố trí lại sản xuất, bố trí dân cư gắn với xây dựng quy hoạch công nghiệp – TTCN, dịch vụ. Phát triển thương mại dịch vụ, giao lưu buôn bán nhằm nâng cao đời sống người dân; xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao để phục vụ nhu cầu tinh thần của mọi người.
Ông Nguyễn Văn Giáo, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Phú Mậu đã tổ chức quán triệt trong đội ngũ cán bộ và người dân trên địa bàn về nội dung xây dựng xã nông thôn mới, tiến hành các hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các thông tin về nội dung, chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền các mục tiêu, tiêu chí cần đạt được để xây dựng nông thôn mới, đồng thời công khai mức độ các hình thức đóng góp của người dân và cộng đồng trong quá trình xây dựng nông thôn mới cùng các nguồn kinh phí, chương trình nội dung hỗ trợ của Nhà nước... Bên cạnh đó, Phú Mậu luôn tranh thủ mọi nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, thu hút đầu tư. Phú Mậu xác định phong trào xây dựng nông thôn mới phải được tiến hành với sự tham gia của toàn dân và cả hệ thống chính trị của xã”.
Bài, ảnh: Hào Vũ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Return to top