ClockThứ Sáu, 24/12/2021 06:49

Biết độc hại nhưng người nông dân vẫn phải sử dụng

Hương Trà: Phun thuốc trừ sâu bằng thiết bị bay không người láiNông nghiệp Huế “cất cánh” cùng droneĐề xuất dừng dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật

Khuyến khích người dân tăng diện tích trồng lúa hữu cơ sẽ giúp sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng

Hầu như diện tích cây trồng ngắn ngày như lúa, đậu, rau màu... đều được người trồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để diệt sâu bệnh và kích thích cây trồng.

Đối với cây lúa, mỗi nông dân thường bơm thuốc từ 1-8 lần mỗi vụ, nhưng đa phần thấp nhất từ 3 lần/vụ. Mùa vụ trồng sắn, người dân thường bơm 1 lần. Đối với cây lạc thường được bơm từ 2 đến 3 lần cho một mùa vụ kéo dài 3 tháng. Đối với rau màu như: cải, hành, ớt... có mức độ sử dụng thuốc BVTV cao nhất, trung bình người dân bơm từ 5- 10 lần. Trong điều kiện biến đổi khí hậu làm cho sâu bệnh ngày càng nhiều, nghiêm trọng và còn xuất hiện một số bệnh lạ, nên người dân buộc phải sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn nhằm đảm bảo năng suất cây trồng để đảm bảo kinh tế cho gia đình.

Toàn tỉnh có hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, đồng nghĩa với việc số người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV rất lớn. Phần lớn nông dân đều sử dụng thuốc BVTV dựa trên kinh nghiệm, thậm chí lạm dụng thuốc gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe và môi trường. Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, nguyên nhân không chỉ do trình độ hiểu biết của nhiều nông dân còn hạn chế mà quan trọng là do công tác quản lý Nhà nước trong sử dụng thuốc BVTV còn lỏng lẻo, các chế tài chưa đủ mạnh.

Qua trò chuyện với nhiều người làm nông, đa số đều ghi nhớ tên thuốc BVTV qua hình ảnh in trên bao bì và có thói quen “tự đặt tên” cho mỗi loại thuốc BVTV, chẳng hạn như “thuốc con cọp”, “thuốc chim đại bàng”, “thuốc con rồng”... Cũng vì đọc các thông tin trên bao bì sản xuất còn hạn chế, nên người dân lạm dụng thuốc BVTV đối với các loại sâu bệnh.

Ngay cả khi người nông dân nhận thức được họ đang sử dụng và quản lý thuốc BVTV không an toàn, gây tác hại cho sức khỏe cũng như môi trường, song họ vẫn không thể không sử dụng chúng, một phần vì lợi ích kinh tế trước mắt và chưa được tiếp cận kỹ thuật, công nghệ sản xuất an toàn, hữu cơ.

Qua một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội tại một số địa phương có diện tích nông nghiệp lớn và một số vùng trồng rau màu đặc trưng trên địa bàn tỉnh, trong quá trình bơm xịt thuốc BVTV, chỉ có khoảng 27% người đeo kính mắt, 57% người có đội mũ, 69% người có đeo găng tay, 45% người đi ủng, 45% người có mang áo mưa hay đồ bảo hộ lao động chuyên dụng và 91% người có đeo khẩu trang. Chính sự chủ quan, xem thường tính độc hại của thuốc BVTV nên không ít trường hợp bị bỏng nặng, ngộ độc, lở loét da và nhiễm bệnh về đường hô hấp...

Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với môi trường là nạn vứt bừa bãi bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV, làm mất vệ sinh đồng ruộng, cản trở các hoạt động canh tác, gây thương tích do đạp phải, gây ô nhiễm đất, nước. Biểu hiện rõ nhất và nhãn tiền mà người nông dân ai cũng nhận ra đó là nhiều loài như cá, lươn, cua hay đỉa trên đồng ruộng hầu như không còn nữa so với thời gian trước kia.

Chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây khi các cơ quan trong ngành nông nghiệp, HTX, các dự án đã tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn người dân về những tác hại cũng như cách pha chế, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách. Những mô hình trồng lúa, rau hữu cơ được khuyến khích, nhân rộng ở một số HTX cũng góp phần giảm lượng thuốc BVTV. Bên cạnh đó, một số địa phương đặt thùng rác, xây dựng các bể chứa vỏ bao thuốc BVTV đã phần nào giúp bà con nông dân có ý thức, tự giác bỏ đúng nơi an toàn sau khi sử dụng.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

Làm việc trên cao luôn là một công việc nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng và trang bị an toàn tuyệt đối. Hình ảnh những công nhân xây dựng, thợ sơn, hay nhân viên bảo trì mất thăng bằng, ngã từ độ cao có thể khiến nhiều người rùng mình. Những vụ tai nạn lao động đáng tiếc này không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho nạn nhân và gia đình, mà còn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, với một thiết bị bảo hộ lao động quan trọng như dây đai an toàn, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tai nạn đáng tiếc.

Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao
Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã và đang được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền chú trọng.

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động
Return to top