ClockThứ Bảy, 20/01/2018 05:36

Bước chuyển từ hợp tác xã nông nghiệp

TTH - Sản xuất cánh đồng mẫu (CĐM), đưa giống lúa mới chất lượng cao vào gieo cấy, bao tiêu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; kinh doanh đa dịch vụ, đưa các dịch vụ vật tư đến tận đồng ruộng... là cách làm mới được nhiều hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) lựa chọn, ứng dụng trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trước yêu cầu mới.

Không để các hợp tác xã tồn tại hình thứcƯu tiên hỗ trợ hợp tác xã đầu tư phát triển kết cấu hạ tầngKiến nghị thực hiện chính sách BHXH cho cán bộ hợp tác xãKhởi đầu ở một hợp tác xã thanh niênPhần lớn hợp tác xã hoạt động theo luật mới

Trồng rau an toàn tại HTXNN Kim Thành (Quảng Thành)

Cánh đồng mẫu

Ông Hồ Bạn, Giám đốc HTXNN Phú Hồ chia sẻ, CĐM là sự lựa chọn phù hợp của HTX trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Sau hơn hai năm sản xuất, CĐM đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, như năng suất lúa đạt cao từ 60-65 tạ/ha, chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đưa giống mới chất lượng vào gieo cấy... Với CĐM lúa 80ha/năm, HTX Phú Hồ cung ứng nguồn giống cho Công ty CP Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh trên 500 tấn giống.

Cùng với CĐM, HTX Phú Hồ ứng dụng có hiệu quả mô hình “chuỗi giá trị” với diện tích 150 ha lúa chất lượng cao. Theo đó, HTX liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để bao tiêu sản phẩm cho nông dân, hộ thành viên.

Năm 2017, HTX thu mua trên 300 tấn thóc, duy trì và phát triển thương hiệu gạo chất lượng Phú Hồ. Để hỗ trợ cho mô hình “chuỗi giá trị”, HXT đầu tư trên 1 tỷ đồng mua sắm ô tô vận chuyển lúa, xây dựng nhà xưởng, sân kho.

Ngoài các dịch vụ làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, CĐM, HTX Phú Hồ còn thành lập hệ thống quầy kinh doanh vật tư nông nghiệp di động ở các trục đường ra ruộng, tại 10 cụm sản xuất với phương châm “mua tại đầu mối, bán tận hộ xã viên” nhằm giảm chi phí, giá cả cạnh tranh. HTX đã đưa vật tư đến tận nhà cho các hộ xã viên với giá rẻ hơn thị trường 5%; cho mua nợ không tính lãi trong thời gian nhất định hoặc đến cuối vụ thanh toán với lãi suất thấp.

HTXNN Phú Lương 2 và Phú Lương 3 đã đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất trên diện tích hơn 700ha lúa/vụ. Ngoài cung cấp lúa thịt cho thị trường, HTX còn bán giống lúa cho Công ty CP Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh.

Ông Trần Nam, ở thôn Đông B (xã Phú Lương) nói: “Lâu nay chủ yếu gieo cấy giống truyền thống như Khang dân, chất lượng sản phẩm thấp, khó bán. Gần đây HTX hỗ trợ, đưa giống mới VT-NA2 vào sản xuất không chỉ đạt năng suất trên 60 tạ/ha mà còn tạo sản phẩm chất lượng, dễ tiêu thụ, giá cao".

Giám đốc HTXNN Phú Lương 3, ông Lê Thẻo cho rằng, trước yêu cầu mới cần phải thay đổi phương thức canh tác phù hợp mới có thể ổn định sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. CĐM với việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đưa giống mới chất lượng vào gieo cấy và liên kết bao tiêu sản phẩm là lựa chọn phù hợp với thực tiễn của HTXNN Phú Lương 3.

Đa dạng các dịch vụ

Các HTX đã mạnh dạn đưa vào sản xuất các giống lúa mới cho năng suất và có giá trị cao trên thị trường. Nhiều HTX liên kết với các công ty sản xuất mô hình lúa hữu cơ, VietGap và sản xuất nông sản an toàn, xây dựng CĐM. Một số HTX chú trọng thực hiện dịch vụ đầu ra cho thành viên thông qua việc tổ chức thu mua, chế biến các sản phẩm nông nghiệp như gạo, nấm, rau màu, thanh trà, bưởi đỏ, gia súc, gia cầm.

Các HTXNN điển hình phải kể đến là Phú Hồ, Phú Lương 1, Thủy Thanh, Thủy Phù, Thủy Dương, Quảng Thọ 2, An Xuân, Thủy Biều, Hương Hồ 1...

Ngoài các dịch vụ phục vụ cho sản xuất lúa và chăn nuôi, mô hình HTXNN dịch vụ trồng và chăm sóc rừng theo hướng hàng hóa, tham gia xây dựng mô hình chứng chỉ rừng FSC theo nhóm, như các HTXNN: Hòa Mỹ, Thủy Phù, Phú Bài, Thủy Phương đang được triển khai tích cực. Với HTXNN Thủy Tân (Hương Thủy) đã đầu tư mở rộng quy mô lò mổ gia súc từ 40 con/ngày lên 60 con/ngày. HTXNN Phong An (Phong Điền) với mô hình trồng lúa hữu cơ theo hình thức cấy, hoàn toàn không sử dụng phân hóa học, thuốc diệt cỏ, bước đầu đã mang lại hiệu quả, tạo ra nguồn sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường, giá ổn định.

Một số HTX tiếp tục duy trì và phát huy dịch vụ kinh doanh mới như nhà hàng, tiệc cưới, dịch vụ du lịch, kinh doanh vật tư nông nghiệp, phân bón, vật liệu xây dựng, xăng dầu, gas… góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho thành viên và người lao động nông thôn.

Theo Liên minh HTX tỉnh, doanh thu bình quân mỗi HTXNN năm 2017 đạt 1,790 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước. Thu nhập bình quân mỗi HTX đạt 90,88 triệu đồng. Tổng số thành viên của HTXNN là 97.914 người, tăng 0,3%; tổng số lao động thường xuyên 1.755 người, tăng 2,9%; thu nhập bình quân lao động làm việc thường xuyên trong HTX 11,96 triệu đồng/năm, tăng 6,41% so với năm trước. Kết quả phân loại của 144 HTXNN năm 2017, có 67 HTX loại khá, chiếm 46,5%; 66 HTX loại trung bình, chiếm 45,8%; chỉ 11 HTX yếu, chiếm 7,7%.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Nền tảng thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp phát triển

Được xem là trụ đỡ của nền kinh thế, ngành nông nghiệp luôn được quan tâm để từng bước tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Theo đó, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết (NQ) hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (SXNN) nhằm tạo hiệu quả cao.

Nền tảng thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp phát triển
Return to top