ClockThứ Tư, 17/04/2019 06:36

Cây ăn quả có múi bén rễ vùng cao

TTH - Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2018-2020, cây ăn quả có múi như bưởi, thanh trà, cam là một trong những loại được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện A Lưới chọn trồng để phát triển kinh tế nông hộ.

Cựu chiến binh “mê” thanh trà

Bưởi, thanh trà... là những cây ăn quả có múi đang được nhiều hộ ở A Lưới cải tạo lại vườn để trồng

Phát triển cây có triển vọng

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) A Lưới, diện tích cây có múi trên địa bàn huyện đạt 13 ha, phân bố ở 8 xã. Trong đó, cây thanh trà 1,03 ha được trồng tập trung ở xã Sơn Thủy; bưởi da xanh và bưởi đỏ có diện tích 2,8 ha, được trồng ở xã Hồng Thủy (2 ha) và xã Sơn Thủy (0,8 ha); cây cam có diện tích 9,2 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Hồng Thượng (2,7 ha), thị trấn A Lưới (2,4 ha), A Đớt (2 ha), Hồng Vân (1,4 ha)... Hiện nay, hầu hết 9,2 ha diện tích cây cam và 0,7 ha cây thanh trà ở xã Sơn Thủy đã cho sản phẩm. Số còn lại 3,1 ha cây ăn quả có múi chủ yếu là bưởi da xanh được trồng mới từ năm 2017 và 2018.

Nếu so với những địa phương khác, diện tích cây có múi trên địa bàn vẫn còn ít, manh mún, nằm rải rác ở một số vườn, trong khi tiềm năng, diện tích đất để phát triển trồng cây ăn quả vẫn còn nhiều. Tuy nhiên, thời gian gần đây, với mong muốn phát triển kinh tế hộ gia đình, ngoài chăn nuôi, nhiều hộ đang mở rộng trồng cây ăn quả với giống cây có múi như bưởi da xanh, bưởi đỏ, thanh trà được chọn trồng nhiều nhất.

Theo ông Trần Ngọc Chinh, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện, để đảm bảo việc phát triển sản xuất bền vững cây ăn quả, cần nghiên cứu và thử nghiệm giống cây có giá trị kinh tế cao phù hợp vùng đất A Lưới.

Tồn tại lớn nhất hiện nay là do bà con thiếu quan tâm chăm sóc, nên tình hình sinh trưởng phát triển cây ăn quả có múi chưa tốt, năng suất còn thấp. Muốn trồng đạt hiệu quả, trước hết cần xây dựng mô hình điểm, tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học, giống mới và công nghệ sau thu hoạch.

Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần hỗ trợ liên kết đầu ra cho sản phẩm thông qua hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm, xây dựng đầu mối cung ứng- tiêu thụ nông sản trên địa bàn; có cơ chế hỗ trợ các hộ sản xuất cây ăn quả theo hướng nông nghiệp sạch.

Chọn điểm để nhân diện

Là địa phương có diện tích cây ăn quả có múi còn hạn chế và nhỏ lẻ, chỉ chiếm chưa tới 15% tổng diện tích cây ăn quả toàn xã, năm 2018, UBND xã Sơn Thủy đã hỗ trợ cho 6 hộ làm mô hình điểm trồng bưởi da xanh trên địa bàn với diện tích 0,7 ha, cùng với đầu tư về cây giống, vật tư, kỹ thuật trồng, chăm sóc theo đúng quy trình.

Theo những hộ được chọn trồng thí điểm như hộ ông Văn Tác, Đào Nhân Công ở thôn Vinh Lợi, Hồ Lân ở thôn Quảng Lộc, Hà Văn Hòa, bà Trần Thị Ngọc ở thôn Quảng Hợp, sau một thời gian trồng, đến nay, những diện tích trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt. Khả năng chỉ trong 2-3 năm tới, số cây này sẽ cho sản phẩm.

Không chỉ tập trung vào diện tích bưởi da xanh trồng thí điểm, những năm gần đây, nhiều hộ trồng bưởi, thanh trà chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: bón vôi, phân và phòng trừ một số loại sâu bệnh hại đúng theo quy trình, nên năng suất ngày càng được cải thiện. Nhờ đó đã khắc phục được yếu tố thời tiết, thổ nhưỡng, số lượng đậu bông ra hoa kết trái đạt hơn năm trước.

Ngoài những hộ được hỗ trợ thí điểm, thực hiện vận động tái cơ cấu cây trồng, đầu năm 2019, ông Văn Bàn, ở thôn Vinh Lợi tự bỏ vốn hơn 120 triệu đồng đầu tư trồng gần 500 gốc bưởi da xanh trên diện tích khoảng 7.000 m2. Trong thời gian chưa cho sản phẩm, ông Bàn kết hợp trồng xen thêm rau màu để làm mát đất và một số cây ăn quả như ổi, mít. Nếu thuận lợi, 3 năm sau, hàng trăm gốc bưởi da xanh cho thu hoạch không chỉ đem lại nguồn thu cho gia đình mà còn giúp cải tạo, phủ xanh nhiều diện tích đất hoang hóa.

Ông Nguyễn Nhẫn, cán bộ nông lâm sản xã Sơn Thủy cho biết, ngoài kinh nghiệm tự học hỏi ở một số vùng chuyên trồng bưởi, thanh trà như TP. Huế, TX. Hương Trà, bà con được hướng dẫn trồng theo đúng quy trình kỹ thuật cho từng công đoạn phát triển, từ khi “mọc mầm” cho đến khi phân tán.

Hiện nay số lượng cây bưởi da xanh trên địa bàn đang sinh trưởng và phát triển tốt. Sắp tới, địa phương sẽ kiến nghị huyện quan tâm đầu tư mở rộng diện tích bưởi, thanh trà lên thêm 2 ha để người dân xã Sơn Thủy có điều kiện phát triển kinh tế.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại A Lưới

Ngày 24/12, Đoàn viên thanh niên, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại thôn A Rom, xã Hồng Hạ (A Lưới).

Khánh thành công trình thanh niên Thắp sáng đường quê tại A Lưới
Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn

Sáng 18/12, Công an huyện A Lưới cho biết, đang phối hợp với Phòng CSGT công an tỉnh điều tra làm rõ vụ tai nạn lật xe đầu kéo trên đeo A Co (huyện A Lưới) khiến tài xế tử nạn.

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn
Cảm hứng sống xanh từ A Lưới

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” tại huyện A Lưới đã tạo ra những thay đổi lớn, góp phần cải thiện môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng và mang lại diện mạo mới cho các thôn, bản vùng cao.

Cảm hứng sống xanh từ A Lưới
Return to top