ClockThứ Tư, 18/07/2018 13:00

Cựu chiến binh “mê” thanh trà

TTH - Với 2ha thanh trà cùng các loại cây ăn quả khác, vườn cây của cựu chiến binh (CCB) Phạm Xuân Hùng (thôn Huỳnh Liên, xã Phong Thu, huyện Phong Điền) cho thu nhập ổn định, là “điểm đến” học tập kinh nghiệm cho nhiều nông dân làm kinh tế vườn.

Những mô hình hay,việc làm tốtCựu chiến binh Phong Điền trên mặt trận mớiNghị lực của nữ cựu chiến binh

Mô hình trồng cây thanh trà cho thu nhập cao của CCB Phạm Xuân Hùng

Dưới tán cây thanh trà mát dịu, được nghe ông Phạm Xuân Hùng kể về chuyện đời, chuyện nghề, mới thấy hết nghị lực của người CCB này. Là “con một” trong gia đình, năm 1979 ông Hùng viết đơn tình nguyện nhập ngũ, tham gia bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh biên giới phía Bắc.

Trở về từ quân ngũ, ông bắt tay khai hoang diện tích gần 2ha đất đồi, lựa chọn giống thanh trà, quýt, bưởi tốt để ươm mầm. Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng cây ăn quả, nhất là cây thanh trà, một loại cây đặc sản của Huế, ông Hùng kinh nghiệm: “Vùng đất Phong Thu nói riêng và các địa phương ở huyện Phong Điền nói chung là nơi rất thích hợp để trồng cây ăn quả, nhất là cây thanh trà. Cây thanh trà là giống cây ưa nước nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, vào thời điểm cây thanh trà đậu trái, cần phải tưới nước ít nhất một tuần một lần, tuy nhiên, một điều tối kỵ là tránh trường hợp cây bị ngập úng, vì nếu xảy ra tình trạng trên cây sẽ có hiện tượng rụng trái”.

Nắm bắt được đặc tính của cây thanh trà, tận dụng nguồn nước tự nhiên ở các khe suối, ông Hùng đầu tư lắp đặt máy bơm, xây dựng hệ thống mương máng để chủ động trong việc cung cấp nguồn nước đầy đủ cho cây sinh trưởng và phát triển. Ông còn tham gia các lớp tập huấn do hội nông dân xã tổ chức nhằm trang bị kiến thức, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hiện tại, vườn cây thanh trà của CCB Phạm Xuân Hùng đang vào độ phát triển tốt, cho năng suất cao. Thanh trà Phong Thu với đặc tính quả ngọt, thơm ngon. Cứ đến vụ vào tháng 8 (DL), thương lái lại lùng mua. Bình quân, 100 gốc thanh trà chăm sóc tốt, cho thu nhập khoảng 40 triệu đồng. Vườn thanh trà của ông Hùng được đánh giá có tỉ lệ quả nhiều và chất lượng tốt.

Ông Hùng cho hay: “Có năm được mùa, vườn cây hơn 100 gốc thanh trà của gia đình thu được trên 100 triệu đồng/vụ. Đầu vụ gặp thời tiết thuận lợi, chăm bón tốt thì mỗi cây đạt 100 trái là thường. Bình quân mỗi sào (khoảng 10 cây), cho thu nhập 4,5-5 triệu đồng là đạt. Do vậy, trồng thanh trà không nhất thiết là số lượng mà chú trọng chất lượng thì người trồng có thu nhập rất cao”.

Ngoài diện tích 1,2ha trồng cây thanh trà, ông Hùng còn trồng thêm các giống quýt, bưởi da xanh cho thu hoạch xen kẽ nên có nông sản bán quanh năm. Với cách thức trồng luân phiên theo thời gian thu hoạch, gia đình ông Hùng có nguồn thu đều đặn, có thể chủ động được nguồn vốn để chuẩn bị tái đầu tư vào các loại cây trồng và vật nuôi khác trong mô hình kinh tế của gia đình mình.

Ngoài vườn cây ăn quả, ông Hùng đầu tư phát triển 5ha rừng trồng kinh tế với thời gian thu hoạch 4 năm một lần. Tận dụng vườn cây diện tích rộng ông còn phát triển chăn nuôi heo và đầu tư mô hình gà thả vườn. Với mô hình kinh tế vườn của mình, mỗi năm, trừ chi phí, ông Hũng lãi khoảng 250 triệu đồng. Đây cũng là điểm đến của những nông dân, CCB muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển sản xuất.

Ô Đồng Hữu Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội CCB huyện Phong Điền đánh giá, trong những năm qua, Hội CCB huyện đã tích cực vận động các hội viên tham gia, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế với nhiều mô hình hiệu quả. Trong đó, hiệu quả nhất là mô hình kinh tế vườn- ao- chuồng, trồng cây ăn quả, phù hợp với thổ nhưỡng trên địa bàn. Các mô hình này có thu nhập từ vài trăm triệu đồng/năm, thực sự đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các CCB.

Bài, ảnh: Nguyên Hát

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
Hai Nhánh - Quãng sông bi hùng - Kỳ 1: Ký ức khó phai mờ

Từ cuối Xuân đến đầu Thu năm nay, tôi đã nhiều lần trở lại vùng sông Hai Nhánh. Và để đến được nơi này không thể không cám ơn sự giúp đỡ của Thị ủy Hương Thủy, của chính quyền xã Dương Hòa và gia đình Cựu chiến binh Hồ Đắc Lực. Do không có đường bộ nên nhờ có họ mà chúng tôi mới có dịp theo thuyền thăm lại chiến khu xưa.

Hai Nhánh - Quãng sông bi hùng - Kỳ 1 Ký ức khó phai mờ
Return to top