ClockThứ Năm, 07/09/2023 16:23

Chủ động phương án phòng chống thiên tai với nhiều kịch bản

TTH.VN - Mùa mưa bão năm 2023, theo dự báo trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra từ 3-4 cơn bão và 10-12 đợt mưa, mưa lớn. Trên cơ sở nhận định xu thế khí tượng thuỷ văn, nhiều giả định kịch bản thiên tai đã được đưa ra tại cuộc họp rà soát, triển khai nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai (PCTT) của tỉnh năm 2023, diễn ra chiều 7/9.Cuộc họp có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh và đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Ứng phó theo từng cấp độSẵn sàng ứng phó với thiên taiNam Đông sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai

  Quang cảnh buổi họp

Trong 8 tháng đầu năm 2023 địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng của 8 đợt không khí lạnh, 2 đợt mưa lớn, 3 đợt giông, lốc sét và 12 đợt nắng nóng. Trong đó đáng chú ý là đợt nắng nóng gay gắt đến đặc biệt gay gắt trên diện rộng và nắng nóng lịch sử xảy ra từ ngày 4-7/5/2023.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, hiện tại ENSO đang ở trạng thái El Nino và khả năng sẽ còn kéo dài cho đến những tháng đầu năm 2024 với xác suất rất cao, khoảng 85-95%. Mùa mưa bão năm 2023, trên Biển Đông khả năng có 7-9 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có 3-4 cơn ảnh hưởng đến thời tiết trên đất liền và trên vùng biển của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh thông tin, trên cơ sở nhận định khí tượng thủy văn, mùa mưa bão 2023 cần đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và có khả năng đổ bộ trực tiếp vào địa phận tỉnh trong các tháng 10 và 11 gây ra mưa lớn, gió mạnh, sóng lớn, nước dâng. Trên địa bàn cũng có khả năng xảy ra 10-12 đợt mưa và mưa lớn. Các đợt mưa lớn diễn ra từ khoảng nửa cuối tháng 9 đến nửa đầu tháng 12, tập trung chính trong tháng 10, tháng 11.

Tại cuộc họp, các đơn vị, sở ngành đã nghe báo cáo công tác PCTT&TKCN tại các địa phương điểm cầu. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cũng đã đưa ra kịch bản giả định ứng phó với bão lũ năm 2023. Trên cơ sở nhận định xu thế khí tượng thuỷ văn, tình hình thiên tai trên thế giới và khu vực, giả định kịch bản thiên tai năm 2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra tương tự với tình huống mưa lũ, bão đặc biệt lớn tháng 10/2020.

Theo đó, mưa rất to trên diện rộng với lượng mưa từ 1.500-2.000mm có nơi cao hơn như Bạch Mã 2.869mm, A Lưới 2.208mm. Tổng lượng mưa tương đương với tổng lượng mưa trong đợt lũ lịch sử tháng 11/1999, tổng lượng nước về các hồ trên lưu vực sông Hương khoảng 3,7 tỷ m3, trong đó các hồ chứa giữ lại khoảng gần 1 tỷ m3, tổng lượng về hạ du khoảng 2,7 tỷ. Lũ trên sông Bồ, tại Phú Ốc đạt +5,24 m trên báo động III là 0,74m, vượt đỉnh lũ lịch sử 1999 (+5,18m) là 0,06m. Trên sông Hương với mức 4,17m.

 Đầu tư công trình ứng phó thiên tai tại Phú Vang

Giả định xảy ra bão rất mạnh cấp 14-15 (gần mức siêu bão), gió bão mạnh nhất lên đến 60-70m/s. Vùng ven biển có sóng lớn, nước biển dâng do bão 4-5m. Do ảnh hưởng của cơn bão rất mạnh cấp 14-15, kết hợp với nhiễu động của gió trên cao, gây mưa lớn kéo dài từ 4-5 ngày gây lũ lụt trên diện rộng.

Gió bão làm sụp đổ nhiều công trình, nhà cửa, gây lũ quét và sạt lở đất cả vùng đồi núi dọc tuyến đường 71 qua xã Phong Xuân, Phong Điền, xuất hiện nhiều điểm sạt lở khu vực đèo A Co trên Quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh khu vực Lâm Đớt- Hương Nguyên.

Sạt lở nghiêm trọng vùng ven biển Phú Thuận và mở cửa biển Giang Hải. Tình hình ngập lụt xảy ra nghiêm trọng trên diện rộng, đặc biệt là vùng thấp trũng hạ lưu sông Ô Lâu (Phong Điền), hạ lưu sông Bồ (Quảng Điền, Hương Trà), sông Hương (TP. Huế, Phú Vang, Hương Thủy), đường hàng không, đường bộ, đường sắt bị chia cắt.

Từ tình huống giả định, cuộc họp đã nhận diện một số sự cố thiên tai có thể xảy ra như sạt lở một số khu vực dân cư, các tuyến giao thông vào hồ thủy lợi, thủy điện, chia cắt, các khu vực trọng điểm vùng miền núi. Khu vực đồng bằng, đô thị ngập lụt trên diện rộng, nhiều vùng bị ngập sâu; các trục đường sắt, đường bộ bị hư hỏng, chia cắt. Hành khách tại nhà ga, bến xe, tàu bay bị lưu lại nhiều ngày.

Khu vực ven biển nước dâng do bão, gây ngập lụt, xói lở bờ biển; các khu neo đậu tàu thuyền khai thác thuỷ sản, tàu hàng hải bị thiệt hại; sạt lở bờ biển Phú Vang- Phú Lộc, mở cửa biển khu vực Giang Hải (UBND huyện Phú Lộc chuẩn bị dự trữ vật tư cho tình huống mở cửa biển tại khu vực này)…

Từ kịch bản giả định giúp các địa phương làm tốt công tác chuẩn bị, tránh bị động, kiểm tra khả năng huy động sức mạnh tổng hợp theo phương châm “4 tại chỗ” trong công tác PCTT&TKCN. Đồng thời, rút kinh nghiệm bổ sung kế hoạch, cơ sở vật chất, ứng phó có hiệu quả với các tình huống có thể xảy ra trong thời gian tới.

Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, để chủ động phòng ngừa, ứng phó thiên tai, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, chủ đập thuỷ lợi, thuỷ điện và các cơ quan, đơn vị tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh yêu cầu, các địa phương cần khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, ven biển, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn.

Kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ.

Chú ý các khu vực đồi núi, khu vực có nguy cơ sạt lở cao như Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền; các hộ dân ven sông Hương, sông Bồ. Đồng thời có phương án hỗ trợ tái định cư, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời.

Kiểm tra, rà soát khu tránh trú bão, trang thiết bị an toàn của các tàu, thuyền và chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền vận tải trong mùa mưa bão. Rà soát, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng công trình bảo đảm an toàn trong thiên tai, khắc phục tình trạng ngập úng tại đô thị khi mưa lớn.

Các chủ đập thuỷ lợi, thuỷ điện khảo sát, đánh giá nhanh nguy cơ sạt trượt đất tại các khu vực lòng hồ, khu vực đập và vùng hạ lưu đập nhằm bổ sung phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn công trình và khu vực hạ du các hồ chứa trên địa bàn tỉnh.

Năm 2023, Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mì ăn liền trong thời gian 3,5 tháng, với phương thức hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, chi phí lưu kho, bảo quản, hao hụt. Khi có thiên tai, bão lụt xảy ra, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các doanh nghiệp xuất kho, vận chuyển hàng hóa dự trữ để cứu trợ tại các huyện, thị xã và thành phố.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát và phân loại hộ nghèo

Để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giảm số hộ nghèo trong năm 2024, từ ngày 15/9 đến ngày 10/11/2024, UBND phường Thuận An (TP. Huế) tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm xác định, lập danh sách về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều để có giải pháp giảm nghèo trong năm 2025.

Rà soát và phân loại hộ nghèo
TP. Huế triển khai rà soát hộ nghèo giai đoạn 2022 - 2025

Nội dung trên vừa được UBND TP. Huế triển khai nhằm rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố (viết tắt là rà soát hộ nghèo).

TP Huế triển khai rà soát hộ nghèo giai đoạn 2022 - 2025
Rà soát để phân loại hộ nghèo

Năm 2024, TP. Huế tiếp tục xác định mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững và thực hiện lộ trình giảm từ 110 - 130 hộ nghèo nên việc triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 đã và đang được các phường, xã tăng tốc triển khai.

Rà soát để phân loại hộ nghèo
Return to top