ClockThứ Hai, 06/11/2023 15:47

Chủ động ứng phó gió mạnh trên biển

TTH.VN - Chiều 6/11, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có văn bản gửi các địa phương, đơn vị, chủ công trình hồ đập về việc chủ động ứng phó với không khí lạnh, gió mạnh trên biển, mưa to trên địa bàn tỉnh.

Chủ động ứng phó áp thấp gây mưa lớn

Các chủ phương tiện tàu, thuyền nắm diễn biến của gió mạnh trên biển để chủ động phòng tránh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hiện nay (6/11), bộ phận không khí lạnh đã tiến gần đến biên giới phía Bắc nước ta. Từ đêm 6/11, ở khu vực Bắc Trung Bộ trời lạnh về đêm và sáng, vùng núi trời rét. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Trung bộ phổ biến từ 20-23 độ, khu vực vùng núi 16-19 độ.

Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 2-4m, biển động. Trên đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế, có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to, cần đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Để chủ động ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu theo dõi sát diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời đến chính quyền và Nhân dân, chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền (bao gồm cả tàu vận tải) biết diễn biến của gió mạnh trên biển để chủ động sản xuất và phòng tránh. 

Rà soát, cập nhật phương án ứng phó mưa lũ đã được phê duyệt. Chỉ đạo lực lượng cảnh giới tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở, ngập lụt cục bộ và cảnh giới, hướng dẫn tại các ngầm, tràn khi xảy ra mưa lũ. Các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và an toàn vùng hạ du.

Chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu đang thi công công trình kiểm tra công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện vật tư thi công. Bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực hiện trường thi công dở dang, khơi thông dòng chảy phòng tránh ngập úng cục bộ.

Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động xây dựng chương trình đào tạo về chip bán dẫn

Theo các chuyên gia, trong 5 đến 10 năm tới, cả nước sẽ cần khoảng 50 nghìn lao động liên quan đến lĩnh vực bán dẫn. Việc chủ động trong đào tạo, cung ứng nguồn lao động liên quan đến lĩnh vực này đang được đặt ra đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trên khắp cả nước.

Chủ động xây dựng chương trình đào tạo về chip bán dẫn
Chủ động phương án ứng phó mưa lớn

Dự báo có mưa lớn, vùng tâm điểm mưa có nơi lên đến trên 800 mm, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện được yêu cầu vận hành để đưa về mực nước thấp nhất, sẵn sàng đón lũ; các địa phương tổ chức kêu gọi tàu thuyền vào bờ an toàn trước ngày 25/11.

Chủ động phương án ứng phó mưa lớn
Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Với dự báo từ đêm 24-27/11, trên địa bàn tỉnh khả năng xảy ra một đợt mưa lớn, vùng tâm mưa phổ biến 300-500mm, có nơi trên 800mm, nguy cơ gây ra lũ lụt, sạt lở đất như đợt mưa giữa tháng 11 vừa qua. Các địa phương tích cực triển khai công tác ứng phó, hồ đập tiếp tục vận hành đưa về mực nước thấp nhất trước lũ để chuẩn bị cho đợt mưa tới.

Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Khẩn trương ứng phó nguy cơ sạt lở

Ảnh hưởng của đợt mưa lớn từ ngày 15/11, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, lũ ống, trượt lở đất đá vùng đồi núi, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh.

Khẩn trương ứng phó nguy cơ sạt lở
Ứng phó sạt lở hạ lưu thủy điện

Mưa lớn tiếp diễn thời gian qua làm mặt đất, các hồ thủy điện, thủy lợi “no” nước và bắt đầu điều tiết lũ gây tăng nguy cơ sạt lở, sạt trượt ở nhiều địa phương hạ nguồn. Kiểm tra, rà soát khu vực trọng điểm, làm tốt công tác cảnh báo được xem là giải pháp hữu hiệu hiện nay.

Ứng phó sạt lở hạ lưu thủy điện
Return to top