ClockThứ Bảy, 23/12/2017 09:58

Chuỗi cung ứng nông sản an toàn: Nhiều sản phẩm còn thiếu chứng nhận

Nhiều sản phẩm nông sản còn thiếu các giấy tờ chứng nhận nên gặp nhiều khó khăn khi muốn đưa vào hệ thống bán hàng hiện đại.

“Tiếp sức cho nông sản an toàn thông qua đẩy mạnh xúc tiến thương mại và kết nối cung - cầu” là nội dung chính được các đại biểu tập trung thảo luận tại “Hội nghị kết nối cung cầu giữa các địa phương, nhà sản xuất với các doanh nghiệp phân phối nông sản, thực phẩm tại Hà Nội” do Bộ NN&PTNT tổ chức hôm nay (22/12) tại Hà Nội.

Hiện nay, cả nước có khoảng 700 chuỗi cung ứng nông sản an toàn triển khai ở 50 tỉnh, thành phố trên cả nước với sản phẩm chủ yếu là rau, quả, chè, thịt trứng, gạo và thủy sản các loại…Tuy nhiên so với nhu cầu tiêu dùng, nông sản thực phẩm an toàn vẫn chưa đa dạng về chủng loại, còn thiếu các địa chỉ cung ứng nên người tiêu dùng chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận.

Tại hội nghị, bà Vũ Thị Hà, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương cho rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại cần có thêm các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp Tốt - VietGap, Global Gap; tăng cường kết nối các doanh nghiệp với các địa phương, đơn vị cơ sở sản xuất và nông dân trong chuỗi sản xuất an toàn.

Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối cung cầu để thúc đẩy tiêu thụ nông sản an toàn

Tham gia ý kiến với góc độ là doanh nghiệp phân phối sản phẩm nông sản an toàn, ông Đào Ngọc Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP sản xuất thương mại An Việt chia sẻ, nhiều địa phương mặc dù có nhiều sản phẩm chất lượng nhưng chưa chú trọng nhiều đến việc quảng bá sản phẩm, xây dựng hình ảnh, mẫu mã sản phẩm nên chưa tạo sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, còn thiếu các giấy tờ chứng nhận nên gặp nhiều khó khăn khi muốn đưa sản phẩm vào hệ thống bán hàng hiện đại.

“Muốn đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng, trung tâm thương mại sản phẩm đòi hỏi phải có đầy đủ giấy tờ chứng nhận. Trong quá trình làm việc, khi doanh nghiệp tiếp xúc với các hộ sản xuất hầu hết đều không hiểu rõ phải có giấy chứng nhận khi tiếp cận thị trường Hà Nội nói riêng, thị trường cả nước nói riêng nên gặp nhiều khó khăn khi kết nối tiêu thụ sản phẩm”, ông Nam lấy làm tiếc.

Theo ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam, ngành nông nghiệp có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu với giá trị hơn 1 tỉ USD, xếp vị trí cao trên thế giới nhưng khâu chế biến và phát triển thị trường còn yếu và thiếu.

Để tháo gỡ khó khăn và tiếp sức cho nông sản an toàn, vai trò của chính quyền các địa phương là rất quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp với nông dân và các cơ sở sản xuất nông sản an toàn. Việc thúc đẩy kết nối tiêu dùng nông sản, thực phẩm sạch không những giúp nâng cao giá trị mà còn đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu và hội nhập của ngành nông nghiệp trong bối cảnh mới hiện nay.

“Sản xuất nông sản an toàn cần hướng đến những gì thị trường cần, không phải bán cái mà chúng ta có. Trung tâm sẽ tiến hành các hội nghị trong và ngoài nước để kết nối cung cầu nông sản an toàn, lồng ghép các chương trình xúc tiến thương mại, giao thương giữa các nhà sản xuất – nhà phân phối để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, ông Hồ bày tỏ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Return to top