ClockThứ Ba, 30/06/2020 06:30

Cơ hội cho các mặt hàng nông, thủy sản

TTH - Dù có nhiều đặc sản nổi tiếng nhưng các mặt hàng nông, thủy sản của Huế vẫn “chưa ra khỏi đường biên”. Hiệp định tự do giữa liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) vừa thông qua là cơ hội cho nhiều mặt hàng nông, thủy sản Huế.

Hiệp định EVFTA: Thực thi cơ chế hạn ngạch thuế quanBộ Công Thương ban hành Thông tư quy định quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA

Nông sản ở Huế cần nâng cao chất lượng, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

Ít sản phẩm tiếp cận thị trường quốc tế

Nhiều năm nay, các mặt hàng nông, thủy sản của Huế khi nói đến các thị trường xuất khẩu thường nghe còn “xa vời” dù có nhiều sản phẩm tiềm năng. Đơn cử, thanh trà - thứ quả đặc sản thơm ngon, tao nhã của người Cố đô đã được nâng tầm thương hiệu nhờ quy trình sản xuất an toàn và từng lọt vào danh sách top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam. Tuy nhiên thị trường đầu ra sản phẩm này khá bấp bênh về giá cả.

Ông Hoàng Trọng Di, Giám đốc HTX NN Thủy Biểu (TP. Huế) cho rằng, toàn HTX có hơn 150 ha thanh trà nhưng đầu ra của sản phẩm nông nghiệp này không ổn định vì thị trường tiêu thụ lớn không có. Người trồng chủ yếu bán cho thương lái thu mua tại vườn nên giá thấp, khó cạnh tranh. Thương lái “cáp” mua cả vườn thanh trà thì không thể dán tem mác, vì không gắn tem mác nên thương hiệu sản phẩm không thể nâng cao. Ngoài ra, trái thanh trà mới chỉ có mặt ở một số siêu thị ở Huế, Đà Nẵng nhưng để có mặt tại các kệ hàng xuất khẩu thì gần như chưa.

Một số hàng nông sản ở Huế có tiềm năng nhưng chưa xuất khẩu được

“Hiện có một số sản phẩm làm từ trái thanh trà như mứt khô đã xuất khẩu sang Nhật nhưng số lượng có hạn, chủ yếu đi theo đường tiểu ngạch”, ông Di nói.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, hiện danh mục các loại nông sản ở Huế có tiềm năng xuất khẩu có thể kể đến như các loại gạo sản xuất theo hướng hữu cơ; hạt sen trồng tại Huế (sen giống cao sản và sen giống Huế); bưởi da xanh; một số sản phẩm làm từ các bộ phận của cây sen (trà sen, lá sen…).

Các mặt hàng xuất khẩu tại Huế có thể kể đến như gia vị bún bò Huế của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại YesHue. Công ty được chứng nhận ISO 22000:2005 với 10 sản phẩm đã được xuất khẩu theo đường chính ngạch Mỹ, Canada và các nước châu Âu như Anh, Nauy. Năm 2019, đơn vị này đã xuất khẩu được khoảng 7 sản phẩm, với sản lượng 40 tấn (20 tấn sang Mỹ và 20 tấn sang Anh và Canada). Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh nên đầu năm nay, các đối tác vẫn chưa có thông tin để thực hiện các giao dịch tiếp theo.

Ngoài ra, có một số sản phẩm đang tiếp cận với thị trường quốc tế như sản phẩm gạo hữu cơ của Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, Tập đoàn Quế Lâm, bưởi da xanh, hạt sen… Qua tiếp cận với đối tác nước Mỹ, đã qua khảo sát và đàm phán để sản phẩm bưởi da xanh được tiêu thụ tại nước bạn (tuy nhiên do dịch bệnh nên chưa thể đàm phán thành công). Sản phẩm hạt sen Huế và gạo hữu cơ cũng là các sản phẩm có tiềm năng có xuất khẩu theo đường tiểu ngạch như Thái Lan và một số nước lân cận.

Doanh nghiệp có lợi thế

Ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho rằng, nguyên nhân các sản phẩm nông sản của Huế chưa đưa ra được thị trường nước bạn phần lớn là do diện tích trồng theo mô hình cánh đồng mẫu lớn rất ít, chưa thực hiện được phương thức sản xuất theo hướng hữu cơ. Việc tiếp cận và thực hiện các công tác sản xuất theo các tiêu chuẩn về HACCP, ISO, hữu cơ còn thấp, và bộc phát vì do các hộ nông dân trồng trọt chưa ý thức được nên chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Số lượng chưa thu được cao dẫn đến các DN bao tiêu sản phẩm chưa mạnh dạn đầu tư để ký kết với các bạn hàng quốc tế; công tác sản xuất chưa thật sự được chú trọng vì ý thức của người sản xuất trong quá trình trồng chưa đảm bảo đúng quy trình. Vì vậy, khi kiểm tra chỉ tiêu kiểm soát chất lượng theo quy định của nước bạn thì thường vượt ngưỡng (không ổn định).

Ông Hồ Đăng Khoa đánh giá, hiệp định thương mại tự do với EU giúp chúng ta có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó tốt hơn với các diễn biến bất lợi trong khu vực và trên trường quốc tế.

Đối với tỉnh, các DN, mặt hàng chủ lực được hưởng lợi là thủy sản- những đơn vị có sản phẩm tiêu thụ ở thị trường châu Âu nhiều nhất. Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, cơ hội để tăng kim ngạch xuất khẩu càng cao hơn. Với việc chủ động về nguyên liệu, có lực lượng lao động dồi dào, lành nghề, các DN tỉnh có lợi thế rất lớn.

Trong khi đó, thủy sản và một số mặt hàng nông sản khác sẽ nâng được sức cạnh tranh, gia tăng giá trị khi thuế quan sẽ được giảm về 0%. Toàn tỉnh có 3 DN tham gia xuất khẩu thủy sản được Bộ NN&PTNT cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành là: Công ty CP Phát triển thủy sản Thừa Thiên Huế, Công ty CP xuất nhập khẩu Sông Hương, Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam Chi nhánh Đông lạnh Huế, được hưởng lợi trực tiếp từ hiệp định thương mại tự do sẽ là một cú hích lớn đối với các DN xuất khẩu thủy sản.

Ông Khoa đánh giá, DN trong tỉnh thuộc diện nhỏ và vừa, việc gặp bất lợi trong hội nhập quốc tế cũng là điều dễ hiểu. Nhận thức được những khó khăn trước mắt, nhiều DN buộc phải thay đổi. Các công ty cần phải đầu tư để thay đổi máy móc, dây chuyền sản xuất và thậm chí là chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh mang tính khép kín, nhằm giúp sản phẩm đạt chuẩn để thuận lợi khi xuất khẩu. Đối với cộng đồng DN, đặc biệt là khối DN nhỏ và vừa, cần nâng cao khả năng kết nối giữa các DN trong và ngoài tỉnh, giữa trong nước với các nước khác để tạo thành chuỗi cung ứng tốt và có kế hoạch sản xuất lâu dài; phải kiên trì và chấp nhận thay đổi để thích ứng với hội nhập.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư

TIN MỚI

Return to top