ClockChủ Nhật, 24/03/2019 08:55

Cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc

Trung Quốc đang đẩy mạnh chống buôn lậu, tập trung nhập khẩu chính ngạch. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tôm lớn của Việt Nam.

Cá ngừ xuất khẩu 'mắc kẹt' vì quy định kiểm dịch động vậtMục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD: Làm thế nào để tôm Việt có thẻ vàng, thẻ xanh vào Mỹ, châu Âu?Kiến nghị tháo gỡ tình trạng ách tắc nguyên liệu cá ngừ nhập khẩu tại cảngMũi nhọn xuất khẩu với nỗi lo đầu vàoXuất khẩu cá tra hướng tới mục tiêu 2,4 tỷ USD

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, năm 2018, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc giảm 28%, chỉ đạt khoảng 492 triệu USD.

Từ vị trí thứ 3 về nhập khẩu tôm Việt Nam trong năm 2017 chiếm tỷ trọng gần 18%, năm 2018, Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ 4, chiếm gần 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Mặc dù vậy, thị trường này được dự báo vẫn có nhu cầu nhập khẩu tôm tôm Việt Nam rất lớn trong năm 2019.

Việt Nam đang có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc. (Ảnh minh họa: KT)

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 6 trên thế giới, chiếm 3,5% tổng nhập khẩu tôm của toàn thế giới. Từ nhiều năm nay, nhu cầu nhập khẩu tôm để tiêu thụ trong nước và chế biến tái xuất khẩu của Trung Quốc vẫn ổn định.

Hiện, Việt Nam đứng thứ 6 trong số các nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 5,7%.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, với nhu cầu tôm vẫn ổn định và vị trí địa lý thuận lợi, doanh nghiệp sản xuất tôm cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng được thương hiệu, xây dựng bao bì phù hợp với thị trường Trung Quốc để duy trì xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.

Trung Quốc đang đẩy mạnh chống buôn lậu, tập trung nhập khẩu chính ngạch. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tôm lớn của Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Dự kiến năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt khoảng 700 triệu USD, tăng 42% so với năm 2018.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top