ClockThứ Hai, 10/04/2023 13:55

Có trên 1.700 chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện cả nước có 1.702 chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn được kiểm soát với sự tham gia của một số tập đoàn lớn.

Thả hơn 190 ngàn con cá giống xuống sông HươngNâng cấp hạ tầng & tái tạo hệ sinh thái thủy sảnBền vững cho nguồn lợi thủy sản

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Trong 3 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản được giám sát đạt yêu cầu an toàn thực phẩm đạt 97,5%, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đạt 99,6% (tăng 4,9%). Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm  đạt 89% (tăng 14%).

Bên cạnh việc xây dựng và phát triển mô hình, chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên phạm vi toàn quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chủ động trong xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm, các trường hợp lô hàng thủy sản bị cảnh báo tại các thị trường nhập khẩu và đàm phán xử lý các rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Bộ cũng tổ chức diễn đàn/ hội nghị thúc đẩy giao thương nông lâm thủy sản Việt – Trung; tiếp tục xử lý các vướng mắc liên quan đến đăng  ký doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành hướng dẫn các địa phương tiếp tục nhân rộng số lượng, mở rộng quy mô chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn; xây dựng các chuỗi cung ứng ngành hàng, chuỗi giá trị nông lâm thủy sản tại địa phương từ vùng nguyên liệu, nhà máy, chợ/ trung tâm thương mại, xuất khẩu.

Các đơn vị của Bộ tiếp tục thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam và tăng kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, định hướng người nông dân thực hành sản xuất chuyên nghiệp hơn, sản xuất theo tiêu chuẩn và thị hiếu của thị trường.

Ngành cũng chủ động giám sát, cảnh báo, thanh kiểm tra đột xuất phát hiện kịp thời, xử lý nghiệm cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm; đàm phán giải quyết các rào cản kỹ thuật mở rộng thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản tại thị trường trong nước và quốc tế.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông báo kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2022.

Theo đó, năm 2022, có 42 tỉnh, thành phố được xếp hạng vào nhóm địa phương triển khai tốt; các tỉnh, thành phố còn lại vào nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu. So với năm 2021, tăng thêm 6 tỉnh, thành phố được xếp hạng vào nhóm địa phương triển khai tốt.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
An toàn thực phẩm tại các trường học

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

An toàn thực phẩm tại các trường học
Ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp hè

Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm ở nhiều địa phương, trong đó có một số vụ ngộ độc làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị. Ngành y tế nhận định, từ nay đến tháng 8 là thời điểm thường gia tăng các vụ ngộ độc do thời tiết nắng nóng dễ khiến thức ăn, thực phẩm bị ôi, thiu... dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm hay mắc bệnh truyền qua thực phẩm.

Ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp hè
Vận chuyển gỗ trái phép không rõ nguồn gốc

Ngày 10/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh cho biết, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An -BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh; Công an phường Thuận An và Hạt Kiểm lâm TP. Huế bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 2m3 gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vận chuyển gỗ trái phép không rõ nguồn gốc

TIN MỚI

Return to top