ClockThứ Hai, 13/05/2019 13:02

Dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp

TTH.VN - Tính đến ngày 12/5, Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang xảy ra tại 2.296 xã thuộc 204 huyện của 29 tỉnh, thành với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy hơn 1,2 triệu con (chiếm khoảng 4% tổng đàn lợn cả nước). Tuy nhiên, có tỉnh, thành có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó tái phát. Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế và 55 xã thuộc 36 huyện của 16 tỉnh, thành phố khác đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh.

Công bố hết dịch tả lợn châu Phi22 tỉnh, thành phố hiện có dịch tả lợn châu PhiQuy định mức hỗ trợ thiệt hại cho các hộ có lợn dịchDịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan rộng ở Đông Á

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trị hội nghị tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: VGP

Thông tin trên được Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống DTLCP xác nhận tại Hội nghị trực tuyến tình hình và công tác phòng, chống DTLCP dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường diễn ra sáng 13/5 tại Hà Nội. Đầu cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan tham dự.

Công tác phòng, chống dịch còn nhiều khó khăn

Ngay từ khi phát hiện DTLCP, Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan liên quan đã trực tiếp kiểm tra các địa phương có dịch để hướng dẫn, xử lý ổ dịch. Thế nhưng theo đánh giá việc tổ chức, triển khai thực hiện ở nhiều địa phương còn gặp khó khăn, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. Việc giám sát phát hiện, báo cáo và công bố dịch chưa kịp thời, dẫn đến có trường hợp người dân bán chạy lợn bệnh làm lây lan rộng. Công tác tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết chưa triệt để.

Ngoài ra, chậm hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy; vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chưa đáp ứng yêu cầu; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh chưa được chú trọng; chưa kiểm soát được quản lý vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt lợn…

Đại diện Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống DTLCP khẳng định, đây là bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh, vì thế vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, có sức đề kháng cao, đường lây truyền đa dạng, khó kiểm soát. Đặc biệt, dịch đang diễn ra tại nhiều nước, một số nước có dịch có chung đường biên giới với nước ta, trong khi các hoạt động thương mại, du lịch đa dạng, khó kiểm soát, ngăn chặn…

Với những nhận định như thế, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống DTLCP cho rằng, nguy cơ dịch có khả năng lây lan cao, với mức độ lây lan từ tỉnh này sang tỉnh khác, một số địa phương đã qua dịch 30 ngày khả năng tái phát. Nguy hiểm hơn, bệnh dịch này khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, gây hậu quả khó lường.

Nguy cơ tái phát cao

Riêng tại Thừa Thiên Huế, DTLCP xảy ra từ 16/3 đến 11/4 tại các cơ sở chăn nuôi thuộc 3 thôn Hiền An, Công Thành và Thanh Tân thuộc xã Phong Sơn (huyện Phong Điền). Tổng số lớn mắc bệnh và tiêu hủy là 103 con với trọng lượng 9.950kg và hơn 850kg thức ăn chăn nuôi.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương trao đổi tại đầu cầu Thừa Thiên Huế

Ngay sau khi phát hiện dịch, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với huyện triển khai các biện phát chống dịch khẩn cấp. Tiêu hủy ngay số lượng lợn mắc bệnh ở các cơ sở chăn nuôi, vệ sinh tiêu độc, khử trùng; hướng dẫn và giám sát 30 ngày kể từ khi phát dịch; lập 3 chốt kiểm dịch tạm thời để tiêu độc các phương tiện, người ra vào vùng dịch, nghiêm cấm các hành vi vận chuyển và sản phẩm lợn ra vào vùng dịch cũng như tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe đàn lợn trong khu vực.

Ngoài những công tác trên, UBND huyện Phong Điền đã tiến hành tuyên truyền đến người dân và cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Các phương tiện, hóa chất cũng được phát xuống người dân để tiến hành các công tác tiêu độc, khử trùng. Đến ngày 9/5, cả 3 thôn nói trên không phát sinh ổ dịch mới.

Với các huyện, thị xã, TP. Huế tuy chưa có dịch UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống khẩn cấp. Các chốt chặn cũng được tăng cường để kiểm dịch, tổ chức tập huấn cho cán bộ thú ý về cách nhận biết, triệu chứng, bệnh tích, giải pháp phòng chống bệnh… Bên cạnh đó, phân công cán bộ thú ý giám sát các hộ chăn nuôi đề phòng trường hợp nghi ngờ để lấy mẫu xét nghiệm, xử lý kịp thời. Kiểm tra thủ tục, nguồn gốc, gia súc nhập vào lò mổ, kiên quyết xử lý tiêu hủy các trường hợp lợn chết do vận chuyển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, mặc dù địa bàn tỉnh chỉ có một xã phát dịch và đã được khống chế, tuy nhiên tình hình vẫn rất còn phức tạp. Theo ông Phương, việc thoát ra được là rất khó, nhưng khả năng tái phát dịch luôn tiềm ẩn. “Vì thế tôi đề nghị các đơn vị liên quan phải luôn nắm, bám sát thông tin, tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời”, ông Phương nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý bên cạnh những kết quả phòng, chống đã đạt được, tình hình dịch bệnh vẫn rất phức tạp, diễn ra trên diện rộng, khả năng lây lan cao

Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống DTLCP đưa ra kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới với những giải pháp đúng theo tinh thần chỉ đạo của Chính Phủ và Thủ tướng Chính Phủ.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao các bộ, ngành, doanh nghiệp cũng như người dân rất quyết liệt trong công tác ứng phó DTLCP thời gian qua. “DTLCP nguy hiểm, có khả năng gây tổn thất lớn đến kinh tế, ngành chăn nuôi. Tuy nhiên với những kết quả ứng phó ban đầu chúng ta đã hạn chế được tình trạng lây lan, thiệt hại. Thay mặt Thủ tướng chính phủ, tôi biểu dương các bộ, ngành, doanh nghiệp, người dân trong quá trình phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là Bộ NN&PTNT và cơ quan chuyên môn, ở đây là Cục Thú y” – Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng nói.

Thế nhưng, Phó Thủ tướng cũng lưu ý bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình dịch bệnh vẫn rất phức tạp, diễn ra trên diện rộng, khả năng lây lan cao, chưa thể tuyên bố kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó khả năng tái phát dịch không được kiểm soát, vẫn còn địa phương chưa chủ động, chưa quyết liệt, thậm chí còn coi nhẹ… việc phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng cũng hoan nghênh các cơ quan báo chí, truyền thông đã vào cuộc tích cực, thông tin đầy đủ về dịch bến đến với xã hội. Tuy nhiên, đề nghị các bộ, ngành, địa phương xử lý nghiêm những cán bộ còn lơ là trong công tác phòng, chống dịch.

“Tôi đề nghị Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống DTLCP để đạt kết quả cao nhất, góp phần ổn định phần kinh tế nói chung và chăn nuôi nói riêng”, Phó Thủ tướng đề nghị và yêu cầu thường xuyên tổ chức các đoàn công tác liên ngành đến các địa phương có dịch để kiểm tra, kiểm soát. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cần tham mưu cho Thủ tướng Chính Phủ ban hành Chỉ thị, Quyết định phù hợp tình hình hiện nay.

Trước tình diễn biến DTLCP phức tạp trong thời gian qua, công tác tuyên truyền được tập trung thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức, nâng cao hiểu biết của người dân về dịch bệnh, hạn chế được tình trạng người dân hoang mang, quay lưng tẩy chay thịt lợn.

Giá thịt lợn đã tăng trở lại, góp phần quan trọng cho việc bảo vệ sản xuất, nhất là tại các địa phương chưa có dịch bệnh.

Các địa phương, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn tập trung triển khai quyết liệt, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn giống, sẵn sàng phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất cho các địa phương khi có điều kiện.

Đến nay, cả nước có 740 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn được chứng nhận an toàn dịch bệnh. Hiện nay, các địa phương và các doanh nghiệp cũng đã và đang triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm, các loài gia súc khác để bù đắp cho chăn nuôi lợn.

Bài, ảnh: Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng và diễn biến trong ngắn hạn của giá vàng

Ngay sau bầu cử Mỹ với kết quả tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump, thị trường tài chính – đầu tư toàn cầu chứng kiến sự sụt giảm đột biến của giá vàng. Chịu tác động trước diễn biến này, dù giá vàng miếng SJC được duy trì khá ổn định nhưng giá vàng nhẫn trong nước liên tục đà giảm giá.

Xu hướng và diễn biến trong ngắn hạn của giá vàng
Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 900 ca bệnh sốt xuất huyết, có tuần ghi nhận đạt đỉnh 70 trường hợp dương tính với sốt xuất huyết Dengue. Ngành y tế tỉnh nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp truyền thông, tổ chức vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân…

Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi
Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Ngày 29/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hơn 500 ca sốt xuất huyết, trong đó 1 ca tử vong. Sốt xuất huyết (SXH) đã có ở các huyện, thị, thành phố, trong đó TP. Huế gần 340 ca bệnh, Quảng Điền hơn 50 ca, Hương Thủy gần 50 ca…

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

TIN MỚI

Return to top