ClockThứ Ba, 30/11/2021 15:31

Đổi mới tư duy, xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm xanh

TTH.VN - Sáng 30/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Đối thoại chính sách cấp cao về Chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, giảm phát thải.

Vai trò của khu vực tư nhân trong biến đổi khí hậuNgười phố hào hứng trồng rau, cửa hàng nông nghiệp đắt kháchQuỹ Sen xanh kêu gọi sẻ chia với người dân TP. Hồ Chí MinhNông nghiệp Huế “cất cánh” cùng drone

Đối thoại do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đồng chủ trì.

Phát triển điện năng lượng mặt trời ở đô thị Huế giúp giảm phát thải khí nhà kính.

Buổi đối thoại được kết nối với các địa phương trong toàn quốc. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh và lãnh đạo ngành nông nghiệp tham dự.

Đây là sự kiện mở đầu trong chuỗi sự kiện đối thoại chính sách và truyền thông về phát triển nông nghiệp xanh, carbon thấp và bền vững do Bộ NN&PTNT phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện nhằm định hướng tầm nhìn của ngành nông nghiệp đến năm 2050 theo hướng phát triển xanh, carbon thấp và bền vững.

Phát biểu tại đối thoại, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đang được bộ triển khai xây dựng nhằm mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Dự thảo được thiết kế xoay quanh ba trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái”, “Nông thôn hiện đại”, “Nông dân thông minh” phù hợp với các định hướng chiến lược của quốc gia trong thời gian tới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, ngành nông nghiệp cần những bước đi táo bạo và có tầm nhìn để chuyển đổi nông nghiệp xanh và bền vững. Phải hành động ngay trong việc thay đổi mô hình phát triển nông nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, cạnh tranh và khả năng phục hồi khi đối mặt với nhiều thách thức ảnh hưởng đến nông nghiệp.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, với tư duy mới, hoàn toàn có thể đặt ra khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon thay vì chỉ là cường quốc về sản lượng lương thực. Với tư duy sáng tạo, Việt Nam có thể trở thành cường quốc đổi mới sáng tạo tích hợp các giá trị văn hoá, đa dạng sinh học, cảnh quan trong nông nghiệp và thực phẩm. Với lợi thế địa kinh tế chiến lược, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm logistics nông nghiệp và thực phẩm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung tâm chế biến nông lâm thủy sản cho khu vực Đông Nam Á.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, nông nghiệp là một trong những tác nhân chính gây nên biến đổi khí hậu khi phát thải khí nhà kính.

Ngoài thách thức về biến đổi khí hậu, Việt Nam còn đang đối mặt với những thách thức nội tại như giảm năng suất trong ngành, áp lực gia tăng sản lượng, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Trong tương lai, nông nghiệp Việt Nam sẽ dựa vào tri thức nhiều hơn trong khi tập quán thâm dụng tài nguyên và dấu chân carbon cần phải giảm thiểu. Việt Nam cũng cần nhạy bén hơn với những nhu cầu trên toàn cầu để sản xuất sản phẩm an toàn hơn với môi trường.

Bà Carolyn Turk cho biết, WB sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, mở rộng các hoạt động đầu tư cùng Bộ NN&PTNT để xác định và hướng tới một tương lai tươi sáng cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cho biết, cam kết của Việt Nam về giảm khí phát thải định hướng đến năm 2050 không chỉ là thách thức mà cũng là cơ hội để tỉnh Thừa Thiên Huế cùng cả nước thực hiện cam kết giảm khí phát thải, hoàn thiện các chương trình quản lý rừng bền vững, tăng khả năng cố định carbon và xây dựng môi trường tương lai xanh sạch, sáng và đẹp với diện tích rừng tự nhiên ổn định, rừng trồng sản xuất gỗ lớn, kiến tạo và phục hồi hệ sinh thái đa dạng sinh học,...

Cùng với hệ thống chính sách của Trung ương, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang hiện thực hóa các chỉ tiêu về giảm khí phát thải kết hợp tăng trưởng xanh. Sự phục hồi và nâng cao chất lượng rừng đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động định hướng được xem như mũi nhọn chiến lược trong thời gian tới là du lịch nông nghiệp (Agritourism).

Những kết quả phát triển mang tính mở đầu trong thời gian qua là đáng ghi nhận để trong thời gian tới Thừa Thiên Huế tiếp tục cải thiện hệ thống chính sách, thúc đẩy các sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với đặc trưng đặc hữu của đất kinh đô cũ. Từ đó, tạo những sản phẩm du lịch nông nghiệp tận dụng được cảnh quan, văn hóa, con người trong sản phẩm du lịch của tỉnh.

Tin, ảnh: Hà Nguyên - Kim Mẫn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Return to top