ClockThứ Ba, 12/10/2021 07:30

Đưa vốn tín dụng chính sách lên vùng cao

TTH - Phối hợp nhận ủy thác cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn, các cấp hội nông dân (HND) huyện Nam Đông đã đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến tận tay người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách, giúp người dân có vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Phát triển kinh tế từ nguồn vốn tín dụng chính sáchThêm nguồn vốn cho đối tượng chính sách

Việc ủy thác cho vay qua kênh Hội Nông dân mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế tại Nam Đông

Ít ai biết rằng, thương hiệu cam Nam Đông được định hình nhờ có sự đầu tư về chất lượng, xây dựng thương hiệu, lẫn diện tích. Với đề án phát triển cam Nam Đông, nhiều chính sách ưu tiên như quy hoạch vùng trồng, hỗ trợ nguồn vốn, xây dựng thương hiệu... được triển khai; trong đó, thông qua việc phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nguồn vốn ủy thác đã đến với các hộ vay và kênh HND huyện Nam Đông chính là một trong những cầu nối.

Sau khi dẫn chúng tôi tham quan một số mô hình trồng cam trên địa bàn, ông Diệp Hải Triều, Chủ tịch HND xã Hương Xuân chia sẻ, cây cam thực sự có “sức sống” như ngày hôm nay một phần đều nhờ vào nguồn vốn tín dụng chính sách. Bởi đa phần người dân địa phương đều có xuất phát điểm thấp, nếu không có vốn thì hầu như không có nhiều cơ hội để đầu tư. Hiện nay, HND xã đang thực hiện nhận ủy thác cho 26 hộ vay vốn trồng cam với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương (theo Chỉ thị 40-CT/TW). Từ nguồn vốn vay này nhiều hộ đã ổn định sản xuất tăng thu nhập với diện tích cam toàn xã hơn 63ha.

Để nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng, HND xã quán triệt các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) phối hợp chặt chẽ với NHCSXH thực hiện quy trình cho vay đảm bảo công khai, dân chủ. Vào các ngày giao dịch, bên cạnh tổ chức giải ngân và hỗ trợ hội viên trả lãi, gửi tiết kiệm tiện lợi, HND xã còn phối hợp với NHCSXH huyện tổ chức tuyên truyền về các chính sách mới của ngân hàng, hàng tháng đều phối hợp với NHCSXH huyện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của hội viên.

Bên cạnh việc nhận ủy thác vốn vay từ NHCSXH, các cấp HND huyện phối hợp với HND cơ sở tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; vận động hội viên tham gia đăng ký trồng các loại cây trồng chủ lực.

Ông Nguyễn Thái Hà, Chủ tịch HND huyện Nam Đông thông tin: Để thực hiện tốt công tác ủy thác cho vay, Ban Thường vụ HND huyện luôn bám sát nội dung ủy thác, Nghị quyết của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện… Qua đó, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hội viên và Nhân dân trên địa bàn bằng nhiều hình thức như lồng ghép với các hội nghị và các buổi sinh hoạt của các chi hội. 

Việc tiếp nhận nguồn vốn ủy thác cho vay góp phần quan trọng trong  xây dựng tổ chức HND ngày càng vững mạnh, góp phần tích cực làm cho số hộ nông dân khá, giàu của huyện tăng lên, số hộ nghèo giảm đáng kể. Thời gian tới, HND huyện tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với NHCSXH huyện ủy thác cho hội viên nông dân vay vốn, đồng thời, tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, đảm bảo 100% nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

Đến 31/8, toàn huyện Nam Đông có 10/10 HND cấp xã, thị trấn thực hiện nhận ủy thác với NHCSXH huyện với 41 tổ TK&VV, thực hiện ủy thác cho vay 15 chương trình tín dụng. Hiện, tổng dư nợ 73.750 triệu đồng với 1.573 hộ vay đang còn dư nợ; không có nợ quá hạn.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật
Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống

Ngày 15/11, Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự và chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc cùng người dân thôn Bha Bhar (xã Hương Sơn, huyện Nam Đông) nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống
Return to top