ClockThứ Ba, 11/06/2019 06:15

Dùng trứng gà tăng sức đề kháng cho lợn

TTH - Trong khi dịch tả lợn châu Phi (TLCP) đang lan rộng nhanh chóng trên địa bàn tỉnh, các chủ trang trại (TT) ở vùng cát Quảng Điền dùng trứng gà nuôi tại chỗ để pha trộn vào thức ăn nhằm bổ sung dinh dưỡng, tăng đề kháng, bảo vệ an toàn cho đàn lợn.

648 hộ chăn nuôi có lợn bị dịch tả lợn châu PhiCông điện của Thủ tướng về phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Vệ sinh, tắm mát cho đàn lợn

Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình đang đối mặt với tình hình dịch TLCP trên diện rộng, các TT ở vùng cát Quảng Vinh, Quảng Lợi, Quảng Thái (Quảng Điền) đang tăng cường bảo vệ an toàn cho đàn lợn.

Một trong những biện pháp cơ bản nhất được các chủ TT áp dụng là chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh.

Chủ TT chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã Quảng Vinh, ông Trần Thiện Chương ngoài tuân thủ các quy trình chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của cán bộ thú y, cơ quan chức năng còn tìm tòi, học hỏi và tự nghiên cứu các biện pháp bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm trong mùa dịch. Theo ông Chương, một trong những biện pháp bảo vệ an toàn đàn lợn là bổ sung dinh dưỡng, các chất viamin vừa tăng đề kháng vừa thúc đàn lợn tăng trưởng nhanh.

Từ khi công bố dịch TLCP xuất hiện tại Phong Điền, ông Chương sử dụng trứng gà pha trộn vào thức ăn công nghiệp, bổ sung thêm thức ăn tinh bột cho lợn. Trứng gà được sản xuất tại chỗ là lợi thế lớn trong việc hạn chế chi phí đầu tư thức ăn trong quá trình xảy ra dịch TLCP. Cứ mỗi bữa ăn, bình quân mỗi con lợn được bổ sung 1 quả trứng gà. Với 200 con lợn nuôi tại TT, mỗi ngày cần khoảng 400 quả trứng gà; giá trứng gà tại chỗ hiện nay khoảng 2.000 đồng/quả, ước chi phí (trứng gà) mỗi ngày trên dưới 800 ngàn đồng.

Ông Chương tính toán: “Việc đầu tư dinh dưỡng để bảo vệ an toàn cho đàn lợn trong mùa dịch là điều cần thiết. Trong khi chi phí bổ sung trứng gà vào thức ăn cho 200 con lợn, bình quân mỗi tháng chỉ chừng 24 triệu đồng, còn nếu để xảy ra dịch TLCP bị chôn hủy sẽ thiệt hại 500-600 triệu đồng”.

Ngoài TT của ông Chương, hầu hết các chủ TT ở vùng cát Quảng Điền dùng trứng gà nuôi tại chỗ trộn vào thức ăn để bảo vệ an toàn cho đàn lợn. Được biết trong những lần xảy ra dịch cúm gia cầm trước đây, các chủ TT ở Quảng Điền cũng đã dùng trứng gà trộn vào thức ăn để bảo vệ an toàn cho hàng trăm ngàn con gà nuôi tại đây.

Ông Ái Hiệp, chủ TT chăn nuôi gia súc, gia cầm ở vùng cát Quảng Lợi tiết lộ, sở dĩ đàn lợn nuôi lâu nay vẫn đảm bảo an toàn, ít xảy ra dịch bệnh một phần là nhờ làm tốt việc bổ sung các chất dinh dưỡng. Ngoài trộn thêm trứng gà vào thức ăn công nghiệp, người dân còn dùng nước ép từ tỏi trộn vào thức ăn cho lợn nhằm tăng đề kháng.

Ông Trần Quốc Sửu, Trưởng phòng Dịch tễ-Chi cục Chăn nuôi-Thú y (CNTY) tỉnh cho rằng, trứng gà là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho sự phát triển của các loại gia súc, gia cầm. Tuy nhiên việc sử dụng trứng gà trong chăn nuôi là "bất đắc dĩ" vì khá tốn kém chi phí đầu tư, chủ yếu phục vụ nhu cầu bổ sung dinh dưỡng, tăng đề kháng, phòng ngừa các loại bệnh trong mùa dịch.

Theo các chuyên gia, trong 100g trứng gà có chứa 10,8g protein, trung bình 1 quả trứng có 2,7g protein từ lòng đỏ và 3,6g protein từ lòng trắng. Nguồn đạm ở lòng trắng thường là các albumin và acid amin toàn diện có vai trò quan trọng trong việc bồi bổ dinh dưởng, tăng đề kháng cho vật nuôi.

Cùng với các biện pháp bổ sung dinh dưỡng, các chủ TT ở Quảng Điền thực hiện rất tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Các chủ TT luôn dự phòng đầy đủ các loại vắc xin, thuốc khử trùng, vôi… tại chỗ để chủ động phòng ngừa dịch bệnh. Việc tiêu độc khử trùng (TĐKT) chuồng trại, quanh khu vực chăn nuôi được triển khai theo định kỳ mỗi tuần một lần; trong mùa dịch được tăng lên mỗi ngày tiêu độc một lần. Lợn được tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh, trước khi xuất chuồng được kiểm tra, kiểm dịch đầy đủ.

Vào mùa nắng nóng như hiện nay, các TT sửa chữa, cải tạo chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát, thông gió, tránh để nắng chiếu trực tiếp vào nền chuồng. Mái và trần chuồng được phủ thêm tranh tre, nứa lá, tạo bóng mát. Các chủ TT còn lắp đặt hệ thống làm mát như giàn phun mưa trên mái, hệ thống quạt thông gió, hệ thống làm mát bằng hơi nước nhằm làm giảm nhiệt độ trong chuồng…

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục CNTY tỉnh đánh giá cao hiệu quả công tác phòng chống dịch TLCP tại các TT ở vùng cát Quảng Điền. Trước tình hình dịch TLCP diễn biến phức tạp, chi cục cũng đã tăng cường hướng dẫn các chủ TT và các hộ nuôi chấp hành nghiêm việc TĐKT. Trong đợt này chi cục đã cấp 7 tấn hóa chất, nâng tổng số hóa chất đã cấp lên 32 tấn.

Đến nay, dịch TLCP đã xảy ra 648 hộ chăn nuôi tại 210 thôn của 55 xã thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, TX. Hương Trà, TX. Hương Thủy và TP. Huế. Tổng số lợn mắc bệnh và đã tiêu hủy 2.552 con với tổng trọng lượng tiêu hủy 129.200 kg...

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch tả lợn châu Phi: Nguy cơ mất an toàn

Trong khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang hoành hành tại nhiều tỉnh, thành thì hoạt động chốt chặn, giám sát, kiểm tra và thực hiện các thủ tục thú y trước khi các phương tiện vận chuyển lợn đi qua chốt còn thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành. Điều này khiến nguy cơ lây lan DTLCP từ các địa phương khác vào địa bàn tỉnh rất cao.

Dịch tả lợn châu Phi Nguy cơ mất an toàn
Khoanh vùng, dập dịch, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan

Thông tin bước đầu, đã có 6 lợn nái, 40 lợn thịt tại một trang trại trên rú cát ở Quảng Điền bị chết, nghi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các cơ quan chức năng đang tiến hành các biện pháp cần thiết để dịch không lây lan trên diện rộng.

Khoanh vùng, dập dịch, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan

TIN MỚI

Đơn vị cung cấp Làm Chủ Cuộc Săn Với Heo Rừng uy tín
Return to top