ClockThứ Tư, 01/05/2019 16:51

Được mùa vụ đông xuân

TTH.VN - Từ ngày 29/4 đến 10/5 toàn tỉnh tập trung thu hoạch đại trà lúa đông xuân và chuẩn bị làm đất cho vụ hè thu 2019.

Cần nhân rộng mô hình 3 giảm, 3 tăngChống hạn cho vụ đông xuân: Nâng cấp thủy lợi từ nhiều nguồn kinh phíVụ đông xuân 2018-2019: Thiếu nước cục bộ, dự báo năng suất giảm

Năng suất cao

Những ngày này về các miền quê, không khí thu hoạch lúa khá nhộn nhịp. Khắp các xứ đồng, bà con ra đồng, người cắt lúa, bó lúa, người gánh lúa lên bờ. Ở những vùng ruộng cạn, việc thu hoạch đơn giản hơn khi đã có những chiếc máy gặt đập liên hoàn phụ trách cả khâu gặt, đập đóng bao.

Xứ đồng xóm Lùm, Điền Hải, Phong Điền vào vụ thu hoạch đúng dịp lễ 30/4. Chị Phạm Thị Vân nhanh tay đưa lúa chất lên xe đưa về nhà phơi, nói: “Vụ này được mùa, dù thời tiết đầu vụ không thuận lợi, sâu bệnh phát sinh sớm, nhưng do tuân thủ lịch phòng trừ sâu bệnh nên không ảnh hưởng đến năng suất. Giai đoạn trổ bông thời tiết thuận lợi nên lúa chắc hạt, bông to, năng suất đạt trên 2,5 tạ/sào”.

Dù muộn hơn các địa phương khác do đầu vụ tình hình ngập úng kéo dài, tuy nhiên ngày 1/5, xứ đồng HTX Đông Phú, Quảng An, Quảng Điền cũng đã bắt đầu vào vụ. Với trên 240ha chủ yếu là giống lúa 4B, vụ mùa năm nay, xã viên HTX Đông Phú phấn khởi khi lúa tốt, năng suất cao.

Ông Lê Văn Thứ, Giám đốc HTX Nông nghiệp Đông Phú phấn khởi: “Vụ lúa đông xuân năm nay khá khó khăn, tưởng chừng như thất bại khi đầu vụ có trên 95 ha bị ngập úng nặng, nhiều diện tích phải gieo sạ lần 2, lần 3. Chuột bọ gây hại trên diện tích lớn, trong đó có 5 ha thiệt hại trên 40%. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác chăm sóc nên cuối vụ cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, năng suất trung bình của HTX vẫn đạt hơn 72 tạ/ha”.

 Phấn khởi vì một vụ lúa bội thu

Thu hoạch đến đâu, làm đất đến đó

Vụ đông xuân 2018-2019, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy 28.687 ha lúa, trong đó 394 ha lúa đông xuân muộn ở Vinh Hà, Vinh Thái (huyện Phú Vang). Trên các xứ đồng đã bắt đầu vào vụ thu hoạch đại trà dự kiến đến 10/5 sẽ kết thúc thu hoạch và bước vào vụ hè thu.

Hiện các địa phương đang tập trung máy thu hoạch, máy làm đất... và thực hiện các giải pháp vệ sinh đồng ruộng, xử lý gốc rạ, cày lật đất ngay sau khi thu hoạch nhằm diệt mầm mống sinh vật gây hại, hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa mới gieo vụ hè thu. Với diện tích bị nhiễm phèn, mặn thì tăng cường các biện pháp xử lý như bón vôi, rửa chua, phèn.

 Làm đất ngay sau khi thu hoạch

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quảng Điền chia sẻ, đến thời điểm này, toàn huyện có trên 1.200 ha/4.205 ha hoàn thành thu hoạch, năng suất dự ước đạt 64 tạ/ha, nhiều HTX có năng suất cao như Đông Phú, Đông Vinh, An Xuân,  HTX Kim Thành.

Hiện nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi, huyện Quảng Điền đã vận động nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân, phấn đấu hoàn thành khâu thu hoạch trước ngày 10/5 với phương châm thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó.

Theo đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, khung lịch thời vụ vụ lúa hè thu năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 12 đến 30/5 chủ yếu tập trung gieo cấy các giống lúa ngắn ngày và cực ngắn ngày với các loại chủ lực như TH5, Khang dân, Ma lâm 48, HT1... Đồng thời, một số giống mới, chất lượng cao cũng được mở rộng diện tích trong vụ này như HN6, BT7, NA2, NA6... Tuỳ thời gian sinh trưởng của từng loại giống và điều kiện thực tế, các địa phương chủ động bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp, đảm bảo thu hoạch lúa trước mùa mưa bão.

 Cán bộ HTX Đông Xuân, Hương Xuân, Hương Trà phơi lúa hữu cơ 

Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật khuyến cáo, người dân cần khẩn trương làm đất sớm, thu hoạch đến đâu làm đất đến đó để cắt cầu nối sinh vật hại từ vụ đông xuân sang hè thu. Ngoài ra, làm đất sớm còn có tác dụng phòng ngừa ngộ độc hữu cơ, bệnh đốm nâu, nghẹt rễ. Nếu làm đất xong gieo sạ ngay như các địa phương thường làm hiện nay thì gốc rạ, cỏ dại không phân hủy kịp dễ phát sinh các bệnh này ngay từ đầu vụ. Ruộng lúa phải dọn sạch cỏ dại, cày sâu, làm đất nhuyễn; mặt bằng tốt để thuận lợi cho việc điều tiết nước, xử lý thuốc cỏ, chế độ bón phân sau này.

“Người dân cũng cần nhân rộng các mô hình giống lúa chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, mở rộng các mô hình trồng lúa hữu cơ… hướng đến nền nông nghiệp an toàn, thân thiện”, ông Thọ thông tin.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”

Ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024.

Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”
Return to top