ClockThứ Bảy, 11/05/2024 17:45

Duy tu, chống xuống cấp công trình thủy lợi

TTH.VN - Ngày 11/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các sở, ngành, địa phương kiểm tra các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Phú Vang và Quảng Điền.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặnĐiều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặnNâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các sở, ngành địa phương kiểm tra các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Phú Vang 

Qua kiểm tra thực tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đề nghị ngành nông nghiệp tuân thủ nghiêm quy trình vận hành, xây dựng phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp và bố trí đủ lực lượng ứng trực, thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “bốn tại chỗ”. Tổ chức bảo trì, sửa chữa thường xuyên, chống xuống cấp công trình, ứng dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thay đổi công nghệ máy bơm, cải tạo thiết bị điện, giúp tiết giảm chi phí điện năng, giảm giá thành sản xuất. Chủ động biện pháp thủy lợi cấp nước tưới tiêu theo đúng lịch thời vụ, tạo điều kiện cho người dân thâm canh, không ngừng tăng năng suất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cho biết: Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2024, tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân trong mùa khô; đề nghị ngành nông nghiệp, các địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước vụ hè thu 2024 phù hợp với thực trạng nguồn nước.

 Các thủy điện duy trì dòng chảy, tham gia điều tiết nước ứng phó khô hạn

Trong đó, cần lưu ý xác định nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn chi tiết đến từng vùng, khu vực để có giải pháp cụ thể.

Thường xuyên kiểm tra nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ hè thu, có kế hoạch phân phối nước hợp lý từ đầu vụ sản xuất và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt, bảo đảm cung cấp đủ các nhu cầu thiết yếu cho cả mùa khô năm 2024.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thời vụ gieo trồng phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở vùng không bảo đảm chủ động về nguồn nước trong cả vụ sản xuất, bố trí vùng sản xuất cây trồng có cùng khả năng chịu hạn, mặn và nhu cầu dùng nước để thuận tiện cho việc điều tiết nướ

Tăng cường nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt trong hệ thống kênh mương. Thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu vào các thời kỳ nhạy cảm về nước của cây trồng, đặc biệt với cây ăn quả, cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Tin, ảnh: Ngọc Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top