ClockChủ Nhật, 06/08/2017 15:10

Giá thịt lợn hơi dao động ở mức 36.000 đồng/kg

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, nguồn cung thực phẩm (thịt lợn, giá cầm, trứng) đảm bảo cung cấp đủ cho thị trường. Đặc biệt, giá thịt lợn biến động quanh mức 36.000 đồng/kg lợn hơi.

Giá thịt lợn chỉ biến động quanh mức 36.000 đồng/kg lợn hơi

Theo ông, tổng đàn lợn của cả nước hiện có khoảng 27 triệu con (giảm 1,5 - 1,6 triệu con so với thời điểm đầu năm); trong đó có khoảng 3,8 triệu con lợn nái. Thời điểm này, sức tiêu thụ thịt lợn của thị trường khoảng 300.000 tấn/tháng cộng với khoảng 150.000 tấn thịt các loại khác.

Trong tháng 7/2017, có thời điểm giá thịt lợn tăng mạnh từ 22.000 đồng/kg lên 45.000 đồng/kg, thậm chí có nơi tăng đến 50.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá lợn tăng mạnh là do số lợn đến kỳ xuất chuồng được bán đồng loạt cùng một thời điểm, trong khi lứa lợn kế tiếp chưa kịp lớn.

Bên cạnh đó, một số nơi nguồn cung bị thiếu cục bộ, gây hiện tượng khan hàng giả; đồng thời có một số trang trại găm hàng, chờ giá tăng tiếp cũng như việc điều tiết thịt lợn tại các khu vực không kịp thời.

Cụ thể, tại Đồng Nai, trong tháng giá lợn hơi tăng từ 22.000 đồng/kg lên 42.000 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, Bạc Liêu, giá lợn hơi đã tăng từ 16.000 - 18.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng và mức giá hiện tại là 38.000 - 41.000 đồng/kg.

Tại các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, giá lợn hơi sau khi tăng khoảng 18.000 đồng/kg, đã có lúc tăng lên mức hơn 40.000 đồng/kg, dù có thời điểm giảm xuống mức 30.000 - 35.000 đồng/kg.

Đồng thời, giá lợn hậu bị và lợn con giống tăng cao. Tại Đồng Nai, lợn hậu bị do công ty cung cấp cũng đã tăng từ 5,5 triệu đồng/con, lên hơn 7 triệu đồng/con. Tại Bến Tre, lợn con (trọng lượng 15 - 20kg) hiện có mức giá từ 1 - 1,2 triệu đồng/con.

Do giá lợn tăng nên đẩy giá thu mua gia cầm tại một số tỉnh phía Nam tăng từ 2.000 - 4.000 đồng/kg so với đầu tháng và hiện ở mức từ 23.000 - 25.000 đồng/kg.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

Lãng phí và thất thoát thực phẩm đang xảy ra ở cấp độ toàn diện, đe dọa đến tình hình an ninh lương thực, cũng như gây đói nghèo ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9) năm nay với chủ đề "Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh".

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm
Thông tin doanh nghiệp:
Băng Tải Thực Phẩm: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Ngành Công Nghiệp

Băng tải thực phẩm là một công cụ không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất thực phẩm hiện đại. Việc đầu tư vào hệ thống băng tải chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Băng Tải Thực Phẩm Giải Pháp Hiệu Quả Cho Ngành Công Nghiệp
“Săn” thực phẩm quê

Thời gian gần đây, nhiều người cho rằng các thực phẩm “quà quê” sạch, không sử dụng hóa chất nên tin dùng, đặt mua ngày càng nhiều thay vì thường đến các chợ, siêu thị…

“Săn” thực phẩm quê
Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
An toàn thực phẩm tại các trường học

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

An toàn thực phẩm tại các trường học
Return to top