ClockThứ Sáu, 27/09/2024 06:20

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

TTH - Lãng phí và thất thoát thực phẩm đang xảy ra ở cấp độ toàn diện, đe dọa đến tình hình an ninh lương thực, cũng như gây đói nghèo ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9) năm nay với chủ đề "Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh".

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm khu vực Bắc Trung bộ mở rộngHơn 3.600 hóa chất bao bì thực phẩm được tìm thấy trong cơ thể con ngườiXóa sổ “lãng phí thực phẩm”: Chuyện không của riêng ai

 Chú trọng khâu đóng gói, bao bì để tránh hao hụt thất thoát thực phẩm

Lần đầu tiên Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm 29/9 được tổ chức vào năm 2020, nhằm kêu gọi mọi người đặc biệt quan tâm và có hành động thiết thực đến vấn đề quan trọng đang ảnh hưởng đến an ninh lương thực, môi trường, công bằng xã hội và phát triển bền vững. Chủ đề hưởng ứng ngày này năm nay là "Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh" càng nhấn mạnh vai trò to lớn trong việc tránh lãng phí, thất thoát thực phẩm để bảo vệ sự sống của con người, duy trì sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái.

Theo số liệu năm 2024 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), lãng phí thực phẩm xảy ra ở cấp độ bán lẻ, dịch vụ thực phẩm và hộ gia đình riêng trong năm 2022 ước tính bằng 19% tổng số thực phẩm có sẵn cho người tiêu dùng. Về tỷ lệ thực phẩm bị thất thoát trên toàn cầu sau khi thu hoạch ở các trang trại, khâu vận chuyển, lưu trữ, bán buôn và chế biến theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) ước tính khoảng 13,2%.

Có thể thấy, lãng phí lương thực, thực phẩm cũng chính là lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời còn làm tiêu hao sức lao động và các chi phí khác trong quá trình sản xuất, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, an sinh xã hội. Theo tính toán của giới chuyên môn, việc sản xuất lương thực trên toàn cầu chiếm 25% diện tích đất lưu trú, tiêu tốn khoảng 70% lượng nước ngọt, gián tiếp góp 80% vào nạn chặt phá rừng và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chưa kể, chính lượng rác thải từ thực phẩm bị vứt bỏ, lãng phí tại các bãi chôn lấp chiếm khoảng 10% tổng lượng rác thải. Tổ chức Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC) cũng khẳng định, khí metan do thất thoát và lãng phí thực phẩm gây ra có hại ít nhất gấp 28 lần so với CO2 trong tác động đến biến đổi khí hậu.

Trước những tác hại và hệ lụy do thất thoát và lãng phí thực phẩm, người dân cần nâng cao nhận thức và có hành động thiết thực ngay trong sinh hoạt gia đình, khi thu hoạch tại trang trại, gia trại, mua bán tiêu thụ trong các siêu thị, căng tin, trong khách sạn hoặc bất cứ nơi nào thực phẩm được vận chuyển, tiêu thụ hàng ngày. Ngay cả khi mỗi chúng ta có ý thức tiết kiệm, dừng ngay việc lãng phí thực phẩm còn giúp giảm lãng phí lương thực, tiết kiệm tài chính, hạn chế tối đa các tác động đến môi trường.

Theo khuyến cáo của UNEP, để tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm, cần giải quyết tình trạng này trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến tiêu dùng. Tại nước ta, mất mát và lãng phí thực phẩm xảy ra chủ yếu trong giai đoạn đầu ở các bước sau thu hoạch và sơ chế chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng lượng lương thực lãng phí trong chuỗi cung cấp. Điều này có liên quan đến vấn đề tài chính, quản lý và công nghệ, phương thức thu hoạch cũng như khâu dự trữ, bảo quản đóng gói sản phẩm. Vì thế, để giảm mất mát và lãng phí thực phẩm cần tăng cường chuỗi cung ứng thông qua ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân, đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải thông suốt...

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Băng Tải Thực Phẩm: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Ngành Công Nghiệp

Băng tải thực phẩm là một công cụ không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất thực phẩm hiện đại. Việc đầu tư vào hệ thống băng tải chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Băng Tải Thực Phẩm Giải Pháp Hiệu Quả Cho Ngành Công Nghiệp
“Săn” thực phẩm quê

Thời gian gần đây, nhiều người cho rằng các thực phẩm “quà quê” sạch, không sử dụng hóa chất nên tin dùng, đặt mua ngày càng nhiều thay vì thường đến các chợ, siêu thị…

“Săn” thực phẩm quê
Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
An toàn thực phẩm tại các trường học

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

An toàn thực phẩm tại các trường học
Return to top