ClockThứ Năm, 06/08/2020 15:14

Hiệu quả từ cây thanh trà

TTH - Hiện ở Hương Thủy, vùng thanh trà Dương Hòa đang tấp nập thu hoạch. Ở Thủy Bằng, thương lái ước chừng 15 ngày nữa cũng sẽ có mặt.

Thanh trà rớt giá, người trồng vẫn vui

Thanh trà Dương Hòa năm nay được mùa

Bên cạnh thanh trà Thủy Biều đã có thương hiệu nhiều năm nay, hiện, chất lượng thanh trà ở Dương Hòa, Thủy Bằng cũng được đánh giá cao nên được người mua tìm đến tận gốc, tận vườn.

Chất lượng được nhận định không thua kém những nơi trồng thanh trà khác ở Huế và giá cả phải chăng, thanh trà Dương Hòa, Thủy Bằng được người tiêu dùng đón nhận và không ít lần đạt giải cao tại các hội thi thanh trà Huế.

Cũng từ điều này mà tới đây, từ 90,5ha tổng diện tích thanh trà hiện tại, Dương Hòa và Thủy Bằng sẽ tiếp tục mở rộng thêm chừng 20 – 25ha thanh trà cả ở 2 địa phương. Nhưng đó là chuyện trước mắt, còn về lâu dài, theo thông tin từ ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy, tổng diện tích trồng mới thanh trà ở Dương Hòa, Thủy Bằng phải trên 100ha.

Vậy Hương Thủy dựa vào đâu để mở rộng gấp đôi diện tích trồng thanh trà. Và việc mở rộng này trong khi tổng diện tích trồng thanh trà toàn tỉnh đã có cả ngàn ha thì liệu, thị trường có bão hòa, rớt giá?

Là loại cây đặc hữu, cho quả ngon nên từ lâu, thanh trà Huế nói chung, thanh trà Dương Hòa, Thủy Bằng nói riêng trên thị trường cung không đủ cầu. Còn tại vườn, kể cả khi rớt giá như năm nay, nhưng do thanh trà được mùa, sản lượng lớn và tỷ lệ thuận với sức mua nên người trồng lãi gấp 2-3 năm trước.

Một so sánh để thấy, nếu như 1ha keo tràm cho thu hoạch cao nhất 80 triệu đồng; 1ha đậu phụng cho thu hoạch cao nhất 50 triệu đồng, thì với 1ha thanh trà trong thời kỳ cho trái ổn định, trung bình mỗi năm, người trồng thu về trên 200 triệu đồng, trong khi, công cán, chi phí trồng thanh trà “nhẹ” hơn nhiều lần so với trồng keo tràm, đậu phụng.

Cũng do là loại cây đặc hữu nên thanh trà chủ yếu được trồng ở vùng đất bán sơn địa, ở các bãi bồi ven sông. Và đó cũng là lợi thế của Hương Thủy khi mà Thủy Bằng, Dương Hòa có rất nhiều diện tích đất dọc sông Hương – nơi rất thích hợp để trồng loại cây này. Đồng nghĩa, khi mở rộng diện tích, thanh trà sẽ dần thay thế keo tràm, đậu phụng, vườn tạp và tre nứa dọc sông.

Hơn 10 năm theo dõi những “chuyển động” của thanh trà, ông Tập khẳng định, chưa năm nào thứ quả đặc sản này “đứng”. “Không chỉ trong tỉnh mà chừ đi mô cũng thấy, cũng nghe người ta hỏi thanh trà Huế. Nói chung, cung không đủ cầu nên đầu ra cho thanh trà không phải quá lo một khi diện tích được mở rộng thêm”, ông Tập khẳng định.

Tất nhiên, những người “hoạch định” thanh trà ở Hương Thủy cũng không chủ quan khi bên cạnh mở rộng diện tích, những thứ như tinh dầu thanh trà, mứt vỏ thanh trà chính là phương án 2 cho đầu ra nếu quả thanh trà “bỗng dưng bị ế”.

Sắp tới, Hương Thủy sẽ chủ động tìm nguồn bao tiêu, tăng cường mở rộng liên doanh liên kết, phục tráng các diện tích thanh trà cổ lão (chủ yếu ở Thủy Bằng) và phát triển các diện tích trồng thanh trà trên cơ sở đảm bảo, nâng cao chất lượng như Kế hoạch 159 về phát triển vùng nguyên liệu trồng bưởi thanh trà đến 2025 của UBND tỉnh đề ra.

Bài, ảnh: Đoàn Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc

Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Có 15% người hút thuốc lá mắc COPD và 90% người mắc COPD có tiếp xúc với thuốc lá. Ở Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế, mỗi năm có hơn 4.000 người đến khám, chữa bệnh, trong đó có nhiều người hút thuốc và nhiều người bị các bệnh về phổi do nguyên nhân này.

Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn: Đồng bộ mới hiệu quả

Sau hơn 1 năm triển khai chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn tại 23 phường thuộc TP. Huế cũ, từ tháng 11/2023 thành phố tiếp tục triển khai giai đoạn 2 đối với 36 phường, xã nhằm góp phần hoàn thành tiêu chí tại Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đến năm 2030.

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn Đồng bộ mới hiệu quả
Hiệu quả từ các mô hình bảo vệ trẻ em

Cha ông ta ngày xưa thường quan niệm: "Thương cho roi, cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Nhưng cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi, việc sử dụng bạo lực để giáo dục trẻ sẽ ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ em. Đó còn là những hành vi vi phạm quyền trẻ em, vi phạm bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới.

Hiệu quả từ các mô hình bảo vệ trẻ em
Hiệu quả từ mô hình kinh tế tập thể

Những năm gần đây, nhờ chú trọng phát triển kinh tế tập thể, nhiều hợp tác xã (HTX) vươn lên làm ăn có hiệu quả, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo vị trí trên thị trường, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần giảm nghèo bền vững.

Hiệu quả từ mô hình kinh tế tập thể
Khai thác hiệu quả loại hình du lịch sẵn có

Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 9/7/2019 quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 (Nghị quyết 05) được ban hành đã mang lại hiệu quả thiết thực cho các địa phương nói chung và các cá nhân, đơn vị liên quan trong việc phát huy tiềm năng, khai thác hiệu quả loại hình du lịch sẵn có tại địa phương. Nhưng để mang lại hiệu quả lâu dài, vẫn cần nhiều giải pháp.

Khai thác hiệu quả loại hình du lịch sẵn có

TIN MỚI

Return to top