ClockThứ Bảy, 27/06/2020 07:00

Thanh trà rớt giá, người trồng vẫn vui

TTH - Phải hơn tháng rưỡi nữa mới đến thời điểm thu hoạch, nhưng hiện 22ha (gần 5.300 gốc) thanh trà cho quả đại trà trong tổng số 49,5ha thanh trà trên địa bàn xã Dương Hòa đã được thương lái đặt mua tại vườn từ trước.

Hiệu quả “tưới từ ngọn” cho thanh trà

Ông Nguyễn Vinh ước tính thu nhập từ thanh trà năm nay gấp đôi năm ngoái

Nếu như năm 2019, giá mỗi quả thanh trà thương lái thu mua tại vườn trung bình 13 - 14 ngàn đồng thì năm nay, giá chỉ còn khoảng 10-11 ngàn đồng/quả.

Ngược với câu chuyện giá “rớt” khiến thu nhập của những người trồng thanh trà giảm theo, thì năm nay, nhờ việc mỗi gốc cho năng suất gấp đôi, gấp ba năm ngoái (từ 350 – 450 quả/gốc) nên hiện, những người trồng thanh trà ở Dương Hòa đều có mức thu nhập gấp rưỡi, gấp đôi, có hộ gấp ba.

Ông Nguyễn Vinh ở thôn Buồng Tằm – thôn có số hộ trồng thanh trà nhiều nhất xã Dương Hòa (70/80 hộ)- phấn khởi: “Gia đình tôi có 70 gốc thanh trà đang trong thời kỳ ra quả ổn định, mỗi năm cho thu nhập chừng 100 triệu đồng/mùa. Tuy nhiên năm nay, nhờ sản lượng quả gấp 3 nên dù giá có giảm thì thu nhập vẫn gấp đôi năm ngoái”.

Trên thanh trà, dưới gà đồi

“Chúng tôi đang ấp ủ mô hình “trên thanh trà – dưới gà đồi”. Bên cạnh những kỹ thuật về tưới tiêu, chăm sóc… qua nhiều lần thử nghiệm đã cho thấy, nếu khoảnh vườn trồng thanh trà nào có thả gà thì ở đó cây thanh trà rất tốt, có sản lượng và chất lượng cao hơn, đồng thời, gà được nuôi dưới những tán thanh trà thì nhanh lớn, thịt chắc, ngọt và thơm hơn. Nguyên nhân có thể thanh trà hợp với phân gà, đất được gà bươi khi tìm thức ăn sẽ tơi xốp, ít cỏ dại hơn, còn gà khi nuôi dưới tán cây thì vận động thoải mái, ăn thức ăn tự nhiên nhiều hơn”, ông La Đành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Dương Hòa tiết lộ.

Để có một mùa thanh trà có chất lượng cao, đồng thời cho sản lượng gấp đôi, gấp ba – điều chưa từng xảy ra kể từ khi người dân Dương Hòa bắt đầu trồng thanh trà - bên cạnh nhờ có vài “cơn mưa vàng” đúng thời điểm từ đầu năm đến nay, nguyên nhân chủ yếu do người trồng thanh trà ở Dương Hòa đã biết thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật, loại trừ sâu bệnh, chủ động phân, thuốc và áp dụng công nghệ vào tưới tiêu.

“Thông qua các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc thanh trà, đồng thời mới đây được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ lắp đặt bét tưới bán tự động cho một số hộ chưa đủ điều kiện, đến nay, bà con đã kiểm soát được bệnh sâu đục thân, rầy chủng cánh, chảy gôm – xì mủ… cũng như khoan giếng, đào ao để chủ động nước tưới”, ông La Đành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Dương Hòa cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Thức, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Hòa, bên cạnh 22ha thanh trà đang trong thời kỳ cho quả ổn định, từ năm 2021-2025, Dương Hòa sẽ tăng thêm từ 10-12 ha thanh trà cho thu hoạch đại trà. Hướng đến tính bền vững, sắp tới chúng tôi sẽ ra mắt Tổ hợp tác thanh trà của xã. Tổ hợp tác này có vai trò kết nối, chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc cũng như nâng cao chất lượng, sản lượng quả để tiến đến xây dựng thương hiệu thanh trà Dương Hòa.

“Qua những lần tham gia Hội thi thanh trà, Dương Hòa có 2 lần đạt giải nhì. Để tiếp tục nâng cao chất lượng loại quả này, hiện chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên TX. Hương Thủy mở lớp sơ cấp nghề 3 tháng về kỹ thuật trồng cây ăn quả cho bà con trên địa bàn. Bên cạnh hướng dẫn kỹ thuật quy hoạch, xây dựng vườn cây ăn quả có múi, tính toán chi phí đầu vào, đầu ra, giá thành khi tiêu thụ sản phẩm…, sau khóa học, bà con sẽ nhận biết được đâu là cây thanh trà đầu dòng có chất lượng, để từ đó áp dụng kỹ thuật nhân giống nhằm giúp thanh trà có chất lượng cao, đồng đều hơn”, ông Thức thông tin.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thanh tao mứt vỏ thanh trà

Tôi nhớ lần đầu tiên mình thử món ăn này là vào Lễ hội Thanh trà Thủy Biều 2022, tôi đi giữa những gian hàng màu xanh óng ánh, lúc lại vàng ươm của loại trái cây đặc sản này. Khi ra về, tôi chọn cho mình một túi mứt vỏ thanh trà nho nhỏ. Cho đến giờ, hương vị của thức quà mộc mạc ấy vẫn còn vương mãi.

Thanh tao mứt vỏ thanh trà
Thơm thơm nắng thanh trà

Tôi vẫn nhớ cái khung cửa gỗ nâu bóng nơi chái nhà phía tây của ngoại ngó sang nhà mụ Tép. Mụ là em gái của ngoại, vui chuyện và lành. Tôi chán học bài và trốn mẹ sai việc vặt là kiếm cớ chạy tắt vườn sau qua nhà mụ. Mụ có một vườn thanh trà. Mùa xuân lá non và trổ hoa thơm tận bờ rào. Màu hoa trắng ngần giản dị, thuần khiết nhẹ nhõm trong sương mai. Mùa quả chín cũng nhằm mùa sinh của tôi. Là mùa tôi sung sướng đến mức đêm ngủ chỉ mong trời mau sáng. Tôi tót sang nhà mụ doái chân soi chiếc tổ chim có thêm quả trứng nào không và ngửa cổ đếm từng chùm thanh trà mỗi ngày một nặng và trĩu xuống.

Thơm thơm nắng thanh trà
Mất mùa thanh trà

Thời tiết khắc nghiệt, diễn biến phức tạp khiến vụ thanh trà năm nay mất mùa, người dân đối diện với nhiều khó khăn.

Mất mùa thanh trà
Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 20/1, Ban vận động thành lập Hội Thanh trà Huế tổ chức Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Nguyễn Chí Tài; lãnh đạo các sở, ban ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Trồng bưởi thanh trà có thể truy xuất nguồn gốc

Để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị của sản phẩm bưởi thanh trà, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh bưởi thanh trà theo hướng bền vững, an toàn, thông minh” với quy mô 5ha trên địa bàn xã Hương Thọ (TP. Huế).

Trồng bưởi thanh trà có thể truy xuất nguồn gốc
Return to top