ClockThứ Năm, 22/06/2023 14:00

Hợp tác xã ứng phó biến đổi khí hậu

TTH - Sản xuất lâm nghiệp đang là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam và Thừa Thiên Huế nói riêng. Để hạn chế tác động đến tài nguyên rừng, Chính phủ và chính quyền các cấp đã khuyến khích các hộ dân trồng rừng gỗ lớn, gắn với chứng chỉ rừng bền vững nhằm cung cấp nguyên liệu gỗ chất lượng theo yêu cầu của thị trường quốc tế.

Giống chất lượng cho rừng trồngGiống cho trồng rừng bản địa đa loài

leftcenterrightdel
 Giống cho rừng trồng gỗ lớn

Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra nhanh hơn và ngày càng phức tạp, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai với mức độ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng. Điều này dẫn đến nhiều bất lợi, vì vậy đòi hỏi người nông dân phải có những biện pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH.

Tuy nhiên, với một cá nhân thì việc thực hiện ứng phó BĐKH gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao mà cần có sự hợp tác thực hiện của một tổ chức, cộng đồng. Vì vậy, vai trò của hợp tác xã (HTX) rất quan trọng, cần được phát huy nhằm ứng phó với BĐKH, đưa sản xuất lâm nghiệp trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước và địa phương.

Các HTX, nông dân cần một diễn đàn nhằm chia sẻ, nâng cao nhận thức sâu sắc, nêu cao tinh thần chủ động ứng phó với BĐKH, thúc đẩy thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng liên kết chuỗi giá trị và phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Mới đây, được sự hỗ trợ của Cơ quan Nông nghiệp Phần Lan về Phát triển Lương thực và Lâm nghiệp (FFD) thông qua dự án “Quyết định lâm nghiệp có cơ sở, quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho rừng trồng quy mô nhỏ ở Việt Nam”, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu BĐKH miền Trung (CCCSC) tổ chức hội thảo “Phát triển rừng trồng hộ gia đình quy mô nhỏ với các quyết định lâm nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH”.

Thông qua hội thảo nhằm giới thiệu tổng quan chung của Dự án VIE8748 về quyết định lâm nghiệp có cơ sở, quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho rừng trồng quy mô nhỏ ở Việt Nam. Đồng thời, giới thiệu các mô hình nông, lâm kết hợp, trồng rừng và quản lý rừng bền vững theo mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm hộ thông qua HTX, trao đổi chia sẻ những thành công, khó khăn, vướng mắc, thách thức cũng như những bài học kinh nghiệm quý giá. Từ đó giúp các hộ trồng rừng quy mô nhỏ ở hai tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế có thể tiếp cận được dịch vụ tư vấn về rừng và quản lý rừng bền vững; tham gia có hiệu quả vào kế hoạch thích ứng với BĐKH và thúc đẩy sự tham gia của mọi nhóm xã hội, hỗ trợ các sáng kiến thích ứng với BĐKH ở các địa phương. Qua đó, xây dựng được khả năng chống chịu của sinh kế lâm nghiệp quy mô nhỏ thông qua việc thúc đẩy quy hoạch rừng, cấp chứng chỉ rừng, quản lý môi trường và thực hành sản xuất nông nghiệp thông minh, thích ứng với BĐKH.

Nhiều ý kiến tại hội thảo có ý nghĩa quan trọng, giúp ban tổ chức cũng như các cơ quan, tổ chức liên quan và các HTX có cách nhìn toàn diện và khách quan hơn về phát triển lâm nghiệp trong điều kiện BĐKH, tác động của cách mạng công nghệ 4.0. Trên cơ sở đó, tiếp tục nghiên cứu đề ra các cơ chế, chính sách phù hợp, huy động các nguồn lực và đưa ra các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực lâm nghiệp nói chung một cách phù hợp và có hiệu quả trong thời gian tới.

Hội thảo đã được nghe các diễn giả là những nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh tế, tư vấn hỗ trợ và những người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất lâm nghiệp có nhiều kinh nghiệm và sự quan tâm trong lĩnh vực phát triển lâm nghiệp bền vững, chống BĐKH trình bày các giải pháp ứng phó BĐKH, phát triển lâm nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị. Nhiều ý kiến tham gia thảo luận đóng góp vào việc phát triển lâm nghiệp bền vững theo mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm hộ quy mô nhỏ.

Bài, ảnh: Trần Lưu Quốc Doãn
ĐÁNH GIÁ
4.7
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

TIN MỚI

Return to top