ClockThứ Tư, 28/02/2024 11:07

Hương Toàn với hành trình “lên phố”

TTH - Bám sát định hướng quy hoạch của tỉnh và thị xã Hương Trà, xã Hương Toàn đề ra được các giải pháp căn cơ để từng bước xây dựng địa phương đạt các tiêu chí trở thành phường nội thị.

Hương Toàn (Hương Trà): Tiếp tục chấn chỉnh những vấn đề tồn tại

 Bộ mặt đô thị xã Hương Toàn ngày càng phát triển

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bí thư Đảng ủy xã Hương Toàn, ông Mai Văn Xuân thông tin: Với vị trí địa lý thuận lợi nằm trên Tỉnh lộ 19 và Tỉnh lộ 8B, xung quanh tiếp giáp với sông Bồ tạo lợi thế cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, cũng như tiêu thụ các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp của địa phương và trong vùng, xã Hương Toàn được định hướng xây dựng thành trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ - du lịch ở khu vực đô thị phía Đông của thị xã Hương Trà.

Đề án thành lập phường Hương Toàn trên cơ sở toàn bộ 12,23km2 diện tích tự nhiên và 3.023 hộ/14.038 nhân khẩu của xã Hương Toàn. Sau khi thành lập phường, Hương Toàn có 9 tổ dân phố. Phần lớn các tổ dân phố vẫn giữ nguyên hiện trạng. Đội ngũ cán bộ ở cơ sở giảm theo đúng tinh thần tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương.

Bắt tay thực hiện các tiêu chí trở thành phường, xã Hương Toàn quan tâm phát triển công nghiệp (CN) - xây dựng, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và thương mại, vận tải. Trên địa bàn xã có làng nghề truyền thống sản xuất bún tươi Vân Cù và một số làng nghề khác như  bánh gói, chằm nón, bánh cốm... hoạt động ổn định, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trong xã. Cùng đó, địa phương chú trọng áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng CN-TTCN và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Đến các thôn Giáp Kiền, Giáp Đông, Giáp Trung và Giáp Tây… càng thấy rõ sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực TTCN, thương mại, dịch vụ (TM, DV) ở địa phương. Doanh nghiệp may Trường Thịnh, ở thôn Giáp Tây là đơn vị có doanh thu hằng năm hơn 20 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 80 - 120 lao động có thu nhập ổn định. Anh Trần May, chủ doanh nghiệp cho hay, hoạt động kinh doanh trên địa bàn ngày càng sôi động, chính quyền tạo điều kiện về mặt bằng, vốn vay để các tổ chức, cá nhân phát triển kinh doanh, tôi đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, đưa doanh thu doanh nghiệp ngày càng tăng…

Phát huy vị thế

Theo ông Mai Văn Xuân, từ khi có đề án đưa Hương Toàn “lên phố”, UBND xã xây dựng phương án phát triển đô thị tạo sự kết nối hài hòa, phát huy vị thế của trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ - du lịch ở khu vực đô thị phía Đông của thị xã Hương Trà. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, địa phương đẩy mạnh công tác quản lý theo đúng các phân khu chức năng như khu CN-TTCN, khu dân cư, trụ sở cơ quan, di tích, văn hóa và các khu TM, DV. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, lấy việc quản lý quy hoạch, xây dựng, chỉnh trang đô thị và huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực phát triển CN-TTCN, TM, DV là khâu trung tâm.

Nhờ vậy, tình hình kinh tế của xã Hương Toàn phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CN-TTCN, TM, DV và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất thực hiện năm 2023 trên 1.100 tỷ đồng, tăng 15,25% so với năm 2022. Trong đó, giá trị sản xuất TTCN - xây dựng đạt gần 600 tỷ đồng, chiếm 54,3%... Hoạt động sản xuất, kinh doanh một số ngành TM, DV tiếp tục phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân. Hiện tại, Hương Toàn có 782 cơ sở làm ăn có hiệu quả.

Cũng theo ông Xuân, địa phương sẽ khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân mở rộng, phát triển các loại hình doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, trang bị đầu tư máy móc sản xuất TTCN, củng cố và phát triển các làng nghề như nghề rèn, chạm cẩn, mộc mỹ nghệ nhằm tạo việc làm cho lượng lớn lao động trong và ngoài địa phương.

Việc thành lập phường Hương Toàn sẽ tạo thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước, giảm bớt gánh nặng ngân sách, nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển theo định hướng xây dựng đô thị của thị xã Hương Trà.

Bài, ảnh: Trí Dũng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Thêm nhiều chim trời được thả về môi trường tự nhiên

Chiều 4/12, ông Hoàng Thế Diễn – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TX. Hương Trà thông tin, đơn vị vừa thả về môi trường tự nhiên nhiều cá thể cò, triết sau khi tiến hành tháo gỡ, tịch thu một số công cụ để bẫy chim trời trên địa bàn.

Thêm nhiều chim trời được thả về môi trường tự nhiên
Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Return to top