ClockThứ Tư, 22/05/2019 10:26

Huy động sức dân xây dựng nông thôn mới

TTH - Với phong trào “Hiến đất làm công trình”, “Ánh sáng nông thôn mới”, “Giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao tiêu chí thu nhập”..., Mặt trận các cấp huyện A Lưới đã vận động Nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt kết quả tích cực.

Bà con thôn Diên Mai, xã A Ngo xây dựng tuyến đường "sáng, xanh, sạch, đẹp"

Làm lợi cho dân

Diên Mai là thôn đi đầu trong công tác vận động thực hiện các tiêu chí NTM của xã A Ngo. Sau khi thống nhất chủ trương, lựa chọn các tiêu chí ưu tiên, Chi bộ phối hợp với Ban công tác Mặt trận thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện.

“Qua việc tuyên truyền, chúng tôi nhận thức được quá trình hoàn thiện các tiêu chí về NTM chính là đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Vì vậy, chúng tôi tự nguyện hiến đất, đóng góp kinh phí, ngày công để chung tay cùng với chính quyền địa phương thực hiện các tiêu chí đạt chất lượng cao”, chị Trương Thị Kim Chi bộc bạch.

Chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã A Ngo Hồ Văn Ngô cho hay, cùng với việc huy động sức dân xây dựng các công trình phúc lợi, Mặt trận các thôn tích cực vận động Nhân dân phát triển kinh tế để nâng cao tiêu chí thu nhập. Qua đó, xã đã có nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi về trồng rừng, chăn nuôi heo thịt, gia súc, gia cầm theo hướng gia trại, góp phần nâng cao thu nhập người dân lên gần 31 triệu đồng/người/năm, đưa A Ngo đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2018 với chất lượng các tiêu chí đạt cao.

Xã Đông Sơn là địa bàn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi tiến hành huy động sức dân xây dựng NTM, cán bộ, đảng viên, Mặt trận và các đoàn thể địa phương gương mẫu thực hiện trước; các thôn cũng được phân công giao chỉ tiêu rõ ràng, cụ thể. Nhờ đó, toàn xã đã huy động được gần 5 tỷ đồng đầu tư vào các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất…

Không chạy theo hình thức và hướng đến mục tiêu người dân Đông Sơn sẽ có cuộc sống tốt hơn từ chương trình xây dựng NTM, các hạng mục đầu tư như đường giao thông, nhà văn hóa, vệ sinh môi trường, y tế, trường học, hay tiêu chí về nâng cao thu nhập… đều được địa phương cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện đặc thù. Ông Pi Long Mái, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện A Lưới cho rằng, với một xã nghèo như Đông Sơn, việc hoàn thành 12/19 tiêu chí trong xây dựng NTM là điều đáng ghi nhận.

Linh hoạt

Khi triển khai chương trình NTM giai đoạn mới, A Lưới đã chú trọng việc nâng cao chất lượng sống cho người dân, lấy sự thay đổi trong đời sống người dân làm thước đo. Không chỉ dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước, địa phương tăng cường huy động sức dân, ưu tiên lựa chọn các tiêu chí gần đạt, hay tiêu chí có thể huy động được sức dân cùng tham gia để làm trước.

Mặt trận các cấp huyện A Lưới sử dụng nhiều kênh tuyên truyền để quán triệt chủ trương, tạo sự thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nên khi tổ chức thực hiện các tiêu chí đều được cán bộ và Nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong đó, phong trào thực hiện tiêu chí thu nhập của địa phương đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, nhiều gia đình ở A Lưới đã chuyển từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Bà con tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất theo hướng gia trại, trang trại, gắn với phát triển các ngành nghề. Toàn huyện đã phát triển thêm 120 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập lớn tập trung vào các hộ trồng rừng, chăn nuôi gia súc...

Các phong trào “Hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu” của Hội Nông dân; phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”; phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Ánh sáng đường quê”; phong trào “CCB vận động hội viên hiến đất làm đường giao thông, trường học, nhà văn hóa”… đã huy động Nhân dân phát triển nhiều mô hình kinh tế, đóng góp tiền của và ngày công lao động xây dựng, sửa chữa nhiều công trình công cộng trên địa bàn. Đến nay, điện đường được thắp sáng ở 20 xã đạt gần 34 km, với 66 tuyến đường thôn, xóm.

Theo Bí thư Huyện ủy A Lưới Nguyễn Thị Sửu, Huyện ủy đã lãnh đạo các thành viên của Mặt trận tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh các phong trào trong xây dựng NTM ở A Lưới ngày càng hiệu quả. Cấp ủy và Mặt trận các cấp từ huyện đến cơ sở phát huy tốt vai trò người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số, thu hút ngày càng nhiều già làng, trưởng bản tham gia vận động quần chúng, tạo chuyển biến mới ở cơ sở. Nhiều gia đình ở các xã: Phú Vinh, Sơn Thủy, A Ngo, Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Thái, Hồng Quảng, Hồng Kim, Hương Lâm, Bắc Sơn... hiến hàng chục ngàn mét vuông đất, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để xây trường học, mở rộng đường giao thông, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, đưa phong trào xây dựng NTM trở thành động lực, làm thay đổi đời sống của người dân địa phương.

Đến nay, A Lưới có 4 xã Hương Phong, Sơn Thủy, Phú Vinh và A Ngo đạt chuẩn NTM (chiếm 20%), 14 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (chiếm 70%), 2 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí (chiếm 10%)...

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top