ClockThứ Năm, 30/03/2023 06:42
KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (3/1993 - 3/2023)

Khẳng định vai trò, vị thế

TTH - Những năm qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, từng bước đưa phong trào kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) của tỉnh ngày càng phát triển.

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơQuản lý mã số vùng trồng tận cơ sở“Tôi chọn tử tế để phục vụ người nông dân Việt Nam”

leftcenterrightdel
 Cánh đồng lúa lớn của HTX Phú Hồ trong vụ hè thu 2022

Hướng đi phù hợp

Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Hồ (Phú Vang), ông Dương Văn Thiệp thông tin, đến nay trên HTX đã hình thành cánh đồng lúa lớn theo chuỗi giá trị. Toàn bộ cánh đồng đều gieo cấy giống lúa chất lượng cao J02 với diện tích hàng năm trên 150ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. HTX bao tiêu sản phẩm ổn định cho thành viên và giá cả thu mua cao hơn thị trường 200 - 300 đồng/kg.

Đáng chú ý, HTX đã xây dựng nhãn hiệu gạo chất lượng cao Phú Hồ được thị trường ưa chuộng, được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận là sản phẩm OCOP tỉnh năm 2020 và được Bộ Công thương chứng nhận sảm phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021. Ông Thiệp nhấn mạnh: “Thành quả của HTX hôm nay có sự đóng góp tích cực của Liên minh HTX tỉnh trong việc định hướng phát triển, hỗ trợ, tư vấn, nguồn vốn, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cán bộ quản lý, người lao động…”.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 (Quảng Điền), ông Nguyễn Lương Trí khẳng định, các sản phẩm của HTX thật sự có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Để có được sản phẩm chất lượng, tiêu thụ ổn định, HTX luôn được sự đồng hành, hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương, nhất là Liên minh HTX tỉnh. Liên minh HTX tỉnh đã hỗ trợ HTX tổ chức sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP, đầu tư công nghệ, thiết bị chế biến trà rau má, bột matcha rau má, xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể "Trà rau má Quảng Thọ", được chứng nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Đến nay, khu vực KTTT của tỉnh xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế và ổn định xã hội của địa phương. HTX An Lỗ (Phong Điền) xây dựng thành công và đưa ra thị trường thương hiệu gạo hữu cơ Phong Điền, được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 4 sao. HTX Mây tre đan Bao La (Quảng Điền) xây dựng nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết hợp với du lịch làng nghề; bộ sản phẩm đèn trang trí của HTX được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao. HTX Thủy Dương (TX. Hương Thuỷ) phát triển kinh doanh đa ngành nghề theo hướng bền vững, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm mướp đắng mang thương hiệu Thủy Dương, gắn với đầu tư dây chuyền chế biến trà mướp đắng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và gia tăng giá trị kinh tế cho thành viên.

Nhiều HTX ở vùng núi, gò đồi, bán sơn địa cũng có nhiều mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả. HTX sản xuất và kinh doanh nông sản an toàn A Lưới xây dựng được thương hiệu chuối già lùn A Lưới, là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao. Các HTX Nam Sơn, Phú Bài (TX. Hương Thuỷ), Hòa Mỹ (Phong Điền) xây dựng mô hình vườn ươm cây keo cung ứng cây giống có chất lượng và giá thành hợp lý cho người dân. HTX La Chữ (TX. Hương Trà) thử nghiệm mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới trên diện tích 0,6ha với kinh phí hơn 350 triệu đồng. HTX thổ cẩm xã Nhâm (A Lưới) xây dựng thương hiệu khăn choàng zèng, là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao...

“Điểm tựa” cho kinh tế tập thể

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn chia sẻ, nhìn lại chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển của Liên minh HTX tỉnh, có những lúc thăng trầm, trong đó nhiều khó khăn, thách thức lớn mà Liên minh HTX nỗ lực vượt qua, đưa KTTT, HTX tỉnh phát triển đúng hướng, từng bước đáp ứng yêu cầu mới, hội nhập quốc tế.

Với những kết quả đạt được trong 30 năm qua, Liên minh HTX tỉnh được Đảng và Nhà nước ghi nhận, trao tặng nhiều danh hiệu: Huân chương Lao động Hạng 2 (năm 2021), Huân chương Lao động Hạng 3 (năm 2010), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua của Liên minh HTX Việt Nam, cờ thi đua của UBND tỉnh các năm: 2011, 2018, 2019 và nhiều danh hiệu thi đua, khen thưởng khác do các cấp trao tặng.

Được sự hỗ trợ tích cực từ các cấp, ban ngành, đặc biệt Liên minh HTX tỉnh, các HTX chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý HTX và tay nghề của người lao động từng bước nâng cao thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Liên minh HTX phối hợp tổ chức. Nhiều HTX có sự gắn kết và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên.

Một số HTX nông nghiệp được sự hỗ trợ của Liên minh HTX đã chủ động liên kết với nhau, liên kết với các doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào tổ chức sản xuất hàng hoá theo hướng an toàn, hữu cơ, chất lượng cao.

30 năm qua, Liên minh HTX tỉnh làm tốt vai trò, trách nhiệm định hướng, hỗ trợ phát triển KTTT, HTX, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ khu vực KTTT, HTX được triển khai đồng bộ và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ngày càng đa dạng của HTX. Ban Chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh được thành lập, Liên minh HTX tỉnh được giao là cơ quan thường trực và tại các huyện, thị xã, thành phố Huế thành lập ban chỉ đạo cấp huyện để thúc đẩy phát triển KTTT ở địa phương. Liên minh HTX tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động Sàn kinh tế hợp tác và điểm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của HTX, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đến tháng 12/2022, toàn tỉnh có 310 HTX và hơn 170 ngàn thành viên. Doanh thu bình quân mỗi HTX đạt 3,3 tỷ đồng/năm, lãi bình quân đạt 150 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân mỗi lao động làm việc thường xuyên tại HTX đạt 32 triệu đồng/năm.

Bài, ảnh:TRIỀU CHÍNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
Return to top