ClockThứ Hai, 27/03/2023 05:54

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

TTH - Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác với nhiều địa phương trong tỉnh để phát triển các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp khép kín, hình thành vùng thâm canh lớn tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ (NNHC) an toàn, bền vững.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn còn nhiều khó khăn

leftcenterrightdel
Trồng ổi hữu cơ ở xã Hồng Kim, huyện A Lưới 

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện A Lưới. Trong quá trình thực tiễn chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn, huyện A Lưới đã xác định phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn.

Ông Hồ Văn Trình, Trưởng thôn Pi Ây (Quảng Nhâm, A Lưới) cho biết, với bà con nông dân A Lưới, giờ đây NNHC không còn xa lạ, mà chính là hiệu quả thiết thực, giải quyết hài hòa vấn đề môi trường, hiệu quả kinh tế bền vững cho nông dân.

Từ đầu năm 2021, với sự kết nối của chính quyền địa phương và hỗ trợ của Tập đoàn Quế Lâm, 70 hộ dân ở thôn Pi Ây được tiếp cận mô hình sản xuất ngô hữu cơ (loại giống ngô VN10) trên vùng đất ven sông Tà Rinh. Diện tích đưa vào sản xuất khoảng 8ha, ngô đạt sản lượng gần 100 tấn/năm.

Ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới đánh giá, mô hình sản xuất NNHC được thực hiện trên địa bàn huyện qua 2 năm bước đầu đã cho kết quả tốt, góp phần thay đổi dần nhận thức của người nông dân từ phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống, nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh môi trường, lạm dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, đầu ra cho sản phẩm không ổn định,… sang sản xuất theo hướng tập trung, mang tính hàng hóa, tạo ra nguồn thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe con người, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, các mô hình cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân, ổn định an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Theo Tập đoàn Quế Lâm, những thành quả mà đơn vị đạt được trong đầu tư sản xuất nông nghiệp càng khẳng định cho chiến lược phát triển đúng đắn mà Quế Lâm đã lựa chọn, đó là làm NNHC, nông nghiệp tuần hoàn và bền vững, thân thiện với môi trường; đã luôn đồng hành cùng nông dân và cung cấp cho xã hội những sản phẩm sạch, an toàn.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm cho biết, nhờ mở rộng ký kết, hợp tác với nhiều địa phương trong tỉnh nên luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương trong việc triển khai xây dựng mô hình, tổ chức sản xuất NNHC, nông nghiệp tuần hoàn. Bên cạnh đó, Chi hội Nông nghiệp tuần hoàn khu vực miền Trung ra mắt, đã hỗ trợ cho công ty triển khai nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh.

Năm 2023, đơn vị này tiếp tục ổn định và mở rộng thêm mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi lợn hữu cơ an toàn sinh học các dự án ở trong tỉnh; phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi hướng hữu cơ theo kế hoạch đã ký hợp tác mở rộng với tỉnh giai đoạn 2023-2026, dự kiến phát triển thêm 20 hộ dân. Tuyển chọn để bổ sung và thay thế đàn nái sinh sản, bảo đảm cung cấp đủ lợn giống nuôi thịt. Dự kiến, tổng đàn thường xuyên trong chuỗi liên kết có trên 5.000 lợn thịt và 500 lợn nái, đàn lợn liên kết mở hướng hữu cơ các nơi trên 7.000 con. Ổn định đàn lợn nái ở Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F (Phong Điền) đảm bảo đủ nguồn cung nái hậu bị cho các hộ liên kết chăn nuôi theo chuỗi.

Đối với sản xuất lúa gạo, Tập đoàn Quế Lâm sẽ đưa hệ thống máy xay xát gạo mới vào hoạt động với công suất dự kiến 1.500 tấn/năm. Trong đó, ngoài xay xát lúa thu mua từ các HTX liên kết, số còn lại sẽ hợp đồng xay xát mở rộng để sử dụng hết công suất máy và có nguồn trấu phục vụ cho chăn nuôi. Dự kiến, lượng lúa chế biến 1.500 tấn khoảng 700 tấn gạo, 125 tấn cám, 20 tấn tấm, 250 tấn trấu phục vụ cho chăn nuôi lợn.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp các địa phương đã ký hợp tác liên kết, triển khai nhân rộng các mô hình ứng dụng các chế phẩm vi sinh góp phần tạo nguồn phân bón hữu cơ vi sinh và bảo vệ môi trường tại địa phương.

Ông Nguyễn Hồng Lam khẳng định, sản xuất NNHC gắn liền với nông nghiệp tuần hoàn làm tăng hiệu quả trong sản xuất NNHC, trong đó vai trò của chế phẩm vi sinh do Tập đoàn Quế Lâm sản xuất là hết sức quan trọng, nó giải quyết được tận gốc vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi để tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh, xử lý mùi hôi trong chăn nuôi và phế phụ phẩm trên đồng ruộng, tăng sức đề kháng cho đàn lợn vượt qua dịch bệnh và cung cấp nguồn phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng, tạo ra sản phẩm NNHC đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

 Nuôi ruồi lính đen

Tập đoàn Quế Lâm đã đầu tư xây dựng cơ sở nuôi ruồi lính đen để cung cấp đạm hữu cơ trong chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện đã sản xuất trên 20 tấn nhộng tươi, năng suất hiện nay đạt 500kg nhộng khô/tháng. Năm 2023, đơn vị tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô và chất lượng nuôi ruồi lính đen, chủ yếu là nuôi ruồi sinh sản đáp ứng nhu cầu sản xuất nhộng, sản xuất 30 tấn làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi hữu cơ và chuyển giao công nghệ nuôi ruồi lính đen cho các hộ trong chuỗi liên kết.

 

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hóa sinh kế từ những mô hình phát triển nông nghiệp

Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 còn 2,2-2%, tỉnh xác định phát triển sinh kế, tăng thu nhập cho người dân là giải pháp hữu hiệu nhất.

Đa dạng hóa sinh kế từ những mô hình phát triển nông nghiệp
“Ai bảo chăn trâu là khổ”

Đó là cách mà ông Nguyễn Liễu (thôn Dương Nổ Cồn, xã Phú Dương, TP. Huế), nông dân sản xuất giỏi giai đoạn 2019 – 2023, “mở đầu” về công việc mưu sinh cùng thành quả lao động đáng trân trọng mà vợ chồng ông “gặt hái” được, kèm nụ cười vui vẻ.

“Ai bảo chăn trâu là khổ”
“Xanh nhà hơn già đồng”

Đến ngày 25/8, toàn tỉnh đã thu hoạch gần 20 ngàn ha lúa hè thu. Diện tích còn lại hơn 5.000ha đang được các địa phương đốc thúc, đẩy nhanh tiến độ nhằm thu hoạch kịp thời trước ngày 30/8, tránh thiệt hại do mưa lũ.

“Xanh nhà hơn già đồng”
Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo

Được chính quyền, hội đoàn thể hỗ trợ tư vấn một số mô hình kinh tế phù hợp, thông qua nguồn vốn chính sách, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện A Lưới đã phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước thoát nghèo bền vững.

Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo

TIN MỚI

Return to top