ClockThứ Năm, 13/12/2018 07:00

Khi rừng được giao cho cộng đồng bảo vệ

TTH - Giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QL-BVR) dựa vào cộng đồng là hướng đi hợp lý, không chỉ góp phần bảo vệ an toàn tài nguyên rừng mà còn xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Quản lý rừng cộng đồngCó thật sự “dễ ăn”?Nhiều chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng

Người dân thôn Dỗi tham gia trồng rừng tái sinh

Cộng đồng thôn A Ho, xã A Roàng (A Lưới) có 35 hộ gia đình chủ yếu sống dựa vào rừng và một số diện tích lúa nước, trồng thêm sắn, bắp rẫy và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do địa hình cách trở nên sản xuất nông nghiệp phát triển chậm, thu nhập và đời sống người dân còn thấp. Số hộ nghèo hiện còn cao với 16 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo, chiếm 54%.

Để hạn chế khó khăn, dựa vào rừng, gần đây các cấp, ngành đã tiến hành giao khoán cho cộng đồng thôn quản lý, bảo vệ 83 ha rừng tự nhiên; trong đó 53 ha rừng giàu, 20 ha rừng trung bình, còn lại rừng nghèo.

Địa phương đã cấp đất cho các hộ dân trong thôn trồng rừng kinh tế với 50 ha, cao su 15 ha. Riêng 2 năm 2017-2018, số kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng được người dân của thôn nhận trên 40 triệu đồng. Số tiền đã được chi trả cho người dân, lực lượng QL-BVR của cộng đồng, mỗi ngày 100 ngàn đồng/người.

Thôn A Ho được cán bộ kiểm lâm giúp đỡ, hướng dẫn trồng 30 ha mây dưới tán rừng tự nhiên với 34 hộ tham gia. Quá trình sản xuất mây, người dân được dự án Car-bi và dự án Hành lang bảo vệ đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mê Kông (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) hỗ trợ trồng mỗi ha 3 triệu đồng. Các loại cây đang phát triển tốt, nhất là mây trồng ở những vùng ven rừng có nhiều ánh sáng. Một số loại cây dược liệu như ba kích, thiên niên kiện cũng được người dân đưa vào trồng 1.250 cây và đã được các đơn vị hợp đồng bao tiêu sản phẩm sau khi thu hoạch.

Ông BLúp Phú, Trưởng Ban Quản lý rừng cộng đồng A Ho chia sẻ, từ khi Nhà nước giao khoán rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ, cùng với sự hỗ trợ của ngành kiểm lâm huyện A Lưới, chính quyền địa phương về phát triển, ổn định sinh kế, tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy trên địa bàn không còn diễn ra.

Thôn Dỗi, xã Thượng Lộ (Nam Đông) cũng là cộng đồng dân cư còn nhiều khó khăn do tập quán sản xuất còn lạc hậu, sinh sống chủ yếu dựa vào rừng. Toàn thôn có 157 hộ, 660 nhân khẩu, chiếm hơn một nửa dân số toàn xã, số hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn nhiều.

Ông Trần Văn Biên, Trưởng Ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Dỗi thông tin, từ năm 2011-2012, cộng đồng thôn được UBND huyện Nam Đông giao quản lý, bảo vệ 702,5 ha rừng tự nhiên, trong đó rừng giàu 483,3 ha, còn lại rừng trung bình, rừng nghèo và một số diện tích chưa sử dụng. Từ khi được giao khoán quản lý, người dân thôn Dỗi đã ý thức tầm quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của thôn. Từ đó bà con nêu cao tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, tự nguyện xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Toàn tỉnh có tổng diện tích rừng tự nhiên gần 503 ha, độ che phủ 57,32%. Đến nay, có trên 29,250 ngàn ha rừng tự nhiên được giao cho các cộng đồng quản lý, bảo vệ; trong đó diện tích được giao thuộc đề án 430 của tỉnh hơn 29,30 ha, còn lại diện tích giao do các tổ chức hỗ trợ cho cộng đồng thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành.

Tập quán sinh sống dựa vào rừng không chỉ được xóa bỏ, người dân còn tham gia cùng cơ quan chức năng ra sức tuần tra, bảo vệ rừng nghiêm ngặt. Từ đó diện tích rừng do thôn quản lý không còn xảy ra tình trạng chặt phá, lấn chiếm làm nương rẫy. Các dự án Car-bi và một số dự án khác còn hỗ trợ giống và kỹ thuật cho người dân trồng 20 ha mây dưới tán rừng và 2.000 gốc tre lấy măng đã góp phần giảm nghèo, ổn định cuộc sống, tiếp thêm động lực phát triển kinh tế gia đình.

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho rằng, việc xã hội hóa ngành lâm nghiệp là cần thiết nhằm thu hút, tranh thủ sự tham gia của người dân trong công tác QL-BVR. Cộng đồng dân cư sống gần rừng là một trong những chủ thể quan trọng, là “bạn của rừng” được hưởng những lợi ích kinh tế, môi trường sinh thái.

Trước tình hình khai thác, lấn chiếm rừng, đất rừng trái phép diễn ra phức tạp, thời gian qua, các cấp, ngành đã giao khoán QL-BVR cho cộng đồng dân cư quản lý, gắn với hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân nhằm giảm áp lực dựa vào rừng. Với những diện tích rừng được giao cho cộng đồng đã quản lý, bảo vệ chặt chẽ, nghiêm ngặt, hạn chế tối đa tình trạng khai thác, lấn chiếm trái phép.

Các chương trình, dự án trong và ngoài nước còn hỗ trợ cho các cộng đồng tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới về phát triển sinh kế; trồng mới nhiều diện tích rừng ngập mặn; hỗ trợ bảo vệ rừng 300 ngàn đồng/ha cho các cộng đồng dân cư ở xã Phú Hải (Phú Vang); cho cộng đồng thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành (TX. Hương Trà) vay 15 triệu đồng/hộ để phát triển nông, lâm nghiệp…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) trong 9 tháng đầu năm 2024, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ; trong đó, có 358/477 hộ cận nghèo, 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Phú Vang.

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

TIN MỚI

Return to top