ClockThứ Ba, 08/02/2022 14:00

Khôi phục cây đặc sản thanh trà

TTH - Năm 2020, Hương Vân mất trắng hơn 100ha diện tích thanh trà sau các đợt thiên tai, bão lũ. Thời gian qua, các cấp chính quyền và người dân đang nỗ lực khôi phục diện tích, chú trọng nâng cao giá trị sản phẩm cây đặc sản địa phương.

Thanh trà Hương Vân công bố chứng chỉ VietGap và mã QR codeKhởi động Dự án “Phát triển chuỗi giá trị bưởi thanh trà Huế” ở Hương Vân

Người dân Hương Vân thu hoạch thanh trà

Thanh trà Lại Bằng lâu nay vẫn được xem là cây đặc sản mang lại kinh tế cao cho hàng trăm hộ dân ở phường Hương Vân (Hương Trà). Nhiều năm qua, tận dụng lợi thế địa hình gò đồi và các diện tích đất nằm ven sông Bồ, người dân Hương Vân mở rộng diện tích trồng cây thanh trà để phát triển kinh tế.

Tổng diện tích trồng thanh trà của phường Hương Vân hiện hơn 150 ha, trong đó trên 80% diện tích đã cho thu hoạch. Trái cây đặc sản này mang lại nguồn thu nhập khá cao cho người dân. Tuy nhiên, sau các đợt thiên tai năm 2020, hơn 100ha thanh trà chết không rõ nguyên nhân. Dù trước đó, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Trung ương và thị xã nghiên cứu, thực hiện nhiều biện pháp để “cứu” cây đặc sản này.

Thanh Trà chết đồng nghĩa với nguồn thu nhập của người dân không còn. Nhưng lo nhất là tìm nguồn giống để khôi phục diện tích, đồng thời tạo sinh kế lâu dài.

Đầu năm 2021, từ nguồn kinh phí 700 triệu đồng hỗ trợ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh và thị xã, chính quyền địa phương đã đặt mua 14 ngàn cây giống của Công ty Giống cây trồng vật nuôi tỉnh. Mới đây, toàn bộ số cây giống này đã được trao đến tận tay người dân để kịp thời đưa vào trồng đúng khung lịch thời vụ, giúp khôi phục sản xuất. Nhất là đối với các diện tích nằm trong vùng đã được địa phương quy hoạch trồng thanh trà. 

Chủ tịch UBND phường Hương Vân - ông Hoàng Anh Tuấn bày tỏ: Số cây hỗ trợ lần này sẽ trồng được khoảng 54ha, tất cả cây giống đều trao cho bà con để góp phần khôi phục diện tích bị thiệt hại”. 

Theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, thị xã Hương Trà phấn đấu đến năm 2025 sẽ phát triển khoảng 1.000ha cây ăn quả đặc sản: thanh trà, bưởi da xanh, cam, quýt. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã, phường có tiềm năng, lợi thế như: Hương Vân, Hương Bình, Bình Tiến và Bình Thành. 

Để những giống cây có múi này phát triển bền vững và trở thành cây trồng chủ lực OCOP của địa phương, thị xã khuyến khích người dân áp dụng các quy trình sản xuất theo hướng an toàn, đồng thời nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm nhằm mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Hiện các phòng chuyên môn của thị xã và các xã, phường đang triển khai thực hiện công tác quy hoạch vùng trồng thanh trà thích hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tránh tình trạng người dân phát triển một cách ồ ạt, tự phát như thời gian gần đây.

Ông Hoàng Anh Tuấn cho biết, Hương Vân đã xây dựng phương án, kế hoạch, thực hiện quy hoạch vùng phù hợp với thổ nhưỡng để phát triển cây đặc sản thanh trà một cách bền vững; tránh trường hợp người dân trồng đại trà, không đúng quy hoạch, trồng những vùng thấp trũng. Ngoài ra, phường cũng phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thanh trà cho người dân.

Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà – ông Trần Xuân Anh cho hay, thị xã đang tập trung khắc phục thiệt hại, hướng dẫn người dân tiếp nhận nguồn giống hỗ trợ để trồng, trồng dặm trên diện tích đã chết, hư hỏng, đảm bảo đúng thời vụ và kỹ thuật; khảo sát lại một số vùng có điều kiện phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng để phát triển trong thời gian tới.

“Chúng tôi cũng khuyến cáo bà con không nên trồng ở những vùng không phù hợp. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm thanh trà, triển khai các mô hình trồng thanh trà theo hướng hữu cơ, VietGAP, sử dụng hệ thống tưới tiên tiến trên địa bàn Hương Vân nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị diện tích”, ông Xuân Anh nói.

Bài, ảnh: VI QUÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công căn nhà từ "700 mảnh ghép yêu thương”

Ngày 19/10, Hội Chữ thập đỏ (HCTĐ) tỉnh phối hợp cùng CTĐ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TX. Hương Trà, chính quyền địa phương và mạnh thường quân tổ chức khởi công ngôi nhà cho bà Phạm Thị Gái tại tổ dân phố Lai Thành I, phường Hương Vân.

Khởi công căn nhà từ 700 mảnh ghép yêu thương”
Hương Vân giảm nghèo

Với nhiều giải pháp thiết thực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, phường Hương Vân trở thành đơn vị dẫn đầu của thị xã Hương Trà về công tác giảm nghèo.

Hương Vân giảm nghèo
Thơm thơm nắng thanh trà

Tôi vẫn nhớ cái khung cửa gỗ nâu bóng nơi chái nhà phía tây của ngoại ngó sang nhà mụ Tép. Mụ là em gái của ngoại, vui chuyện và lành. Tôi chán học bài và trốn mẹ sai việc vặt là kiếm cớ chạy tắt vườn sau qua nhà mụ. Mụ có một vườn thanh trà. Mùa xuân lá non và trổ hoa thơm tận bờ rào. Màu hoa trắng ngần giản dị, thuần khiết nhẹ nhõm trong sương mai. Mùa quả chín cũng nhằm mùa sinh của tôi. Là mùa tôi sung sướng đến mức đêm ngủ chỉ mong trời mau sáng. Tôi tót sang nhà mụ doái chân soi chiếc tổ chim có thêm quả trứng nào không và ngửa cổ đếm từng chùm thanh trà mỗi ngày một nặng và trĩu xuống.

Thơm thơm nắng thanh trà
Mất mùa thanh trà

Thời tiết khắc nghiệt, diễn biến phức tạp khiến vụ thanh trà năm nay mất mùa, người dân đối diện với nhiều khó khăn.

Mất mùa thanh trà
Đề xuất Quỹ VinIF tiếp tục phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế

Ngày 9/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đã có buổi làm việc với PGS. TSKH Phan Thị Hà Dương - Giám đốc điều hành Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF để trao đổi về quá trình thực hiện dự án “Phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế - loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ thất truyền cao”. Dự án do Trung tâm BTDTCĐ Huế xây dựng và VinIF tài trợ.

Đề xuất Quỹ VinIF tiếp tục phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Đơn vị cung cấp Công Nghệ Thiên Nhiên Từ Trà Việt uy tínĐơn vị cung cấp Đẳng Cấp Đích Thực Với Trà Việt uy tín
Return to top