ClockThứ Hai, 31/12/2018 15:21

Không chủ quan trước dịch bệnh lở mồm long móng

TTH.VN - Mặc dù trên địa bàn chưa phát hiện trường hợp phát sinh dịch lở mồm long móng, tuy nhiên hiện các trang trại, đơn vị thú y đã tăng cường các giải pháp dự phòng dịch bùng phát.

Sẵn sàng ứng phó dịch tả lợn Châu PhiCập nhật phương pháp nội soi mật, tụy ngược dòng ERCPKhám, cấp thuốc điều trị bệnh mắt miễn phí cho 2.000 phụ nữ

 Tăng cường tiêu độc khử trùng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), tính đến ngày 28/12/2018, cả nước có 38 ổ dịch lở mồm long móng. Trong đó, Hà Nội: 16 ổ dịch, Hòa Bình: 10 ổ dịch, Bắc Ninh: 10 và Hà Nam: 2 ổ dịch chưa qua 21 ngày. Dịch bệnh đã xảy ra gần 1 tháng nay.

Theo ông Nguyễn Khai, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Hương Thủy dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, bệnh rất dễ xảy ra ở các địa phương. Thời điểm này, nhu cầu sử dụng thực phẩm cao, việc vận chuyển, mua bán, giết mổ các loài động vật chưa qua sơ chế, chế biến tăng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm, trong đó có bệnh lở mồm long móng. Bệnh này có thể nhanh chóng trở thành dịch, gây tốn kém trong công tác chống dịch; ảnh hưởng đến thị trường; tăng chi phí cho phòng và điều trị bệnh.

Vì thế thời gian này, Hương Thủy tập trung các giải pháp dự phòng chống dịch theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hiện đàn lợn đã hoàn tất tiêm dự phòng các dịch bệnh vụ đông, định kỳ hàng tháng, Trung tâm phối hợp với đội ngũ thú y các xã tiến hành phun tiêu độc khử trùng khu vực nên khả năng bùng phát dịch sẽ bị hạn chế..

Tại địa bàn Hương Thủy, bên cạnh sự tăng cường quản lý của cơ quan chuyên môn, người dân cũng chủ động thực hiện các giải pháp phòng tránh. Anh Bùi Chúng, Phú Sơn chia sẻ, thời tiết chuyển mùa nên ngoài giữ ấm cho vật nuôi chúng tôi còn tăng cường phun tiêu độc khủ trùng khu vực chăn nuôi.

Dọc trang trại này ngoai xây dựng hệ thống rào chắn ngăn cách với môi trường bên ngoài, anh Chúng còn tiến hành rải vôi một số vị trí. Nếu thông thường, nửa tháng anh tiến hành phun tiêu độc khử trùng trang trại thì nay mỗi tuần, anh đều tiến hành phun dọc khu vực chăn nuôi. Khu vực cổng ra vào xây dựng hệ thống khử trùng bằng vôi và nước sát khuẩn.

 Người chăn nuôi tăng cường dự phòng bệnh

Chủ động

Trước thông tin dịch lở mồm long móng bùng phát tại các tỉnh phía Bắc, cùng với đó là dịch tả lợn Châu Phi có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc về phía bắc Việt Nam ngành Chăn nuôi và Thú y trên địa bàn đã triển khai nhiều giải pháp dự phòng dịch.

Ông Trương Công Thành, Trưởng phòng Thanh tra pháp chế Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông tin: "Hiện trên địa bàn, chúng tôi lập 2 chốt kiểm dịch phía Bắc tại xã Phong Sơn (Phong Điền) và chốt phía Nam tại Lộc Thủy (Phú Lộc). Tại các chốt này, chúng tôi đều có cán bộ túc trực 24/24 phối hợp với chính quyền, quản lý thị trường, cảnh sát giao thông xử lý trong những tình huống khẩn cấp. Xe chở động vật sống khi đi qua khu vực sẽ được kiểm tra các giấy tờ liên quan và kiểm tra trực quan và phun tiêu độc khử trùng phương tiện. Nếu có dấu hiệu lâm sàn bệnh sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm.

Còn tại các lò mổ, lợn nhập từ các tỉnh khác trước khi vào lò mổ đều có cán bộ kiểm tra lâm kiểm tra các thủ tục, tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển. Trung bình mỗi ngày có khoảng 3 đến 4 xe chở với khoảng  300 đến 400 con lợn nhập lợn đi qua địa bàn và chủ yếu được giết mổ tại lò mổ Bãi Dâu. Vì thế, công tác kiểm tra tại đây những ngày này luôn được tập trung cao độ.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y chia sẻ: "Tổng đàn lợn trên địa bàn hiện nay khoảng 189.000 con đã hoàn thành tiêm 2 vụ với tỷ lệ trên 90%, số lợn chưa tiêm chủng chủ yếu là lợn mới sinh và đang mang thai. Với thời tiết diễn biến bất thường, mưa rét, độ ẩm cao là điều kiện thuật lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn phát triển mạnh, sức đề kháng của gia súc cũng bị ảnh hưởng xấu".

Vì thế, đi đôi với tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, người chăn nuôi và chính quyền địa phương cần tăng cường công tác vệ sinh, bảo đảm chuồng trại luôn khô ráo, thoáng, sạch; hằng ngày vệ sinh, khơi thông cống rãnh, không để nước tù, đọng... Sau khi vệ sinh, định kỳ phun thuốc sát trùng, tốt nhất khoảng 2 tuần phun một lần nên phun phòng trên diện rộng để có tác dụng phòng bệnh tốt.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”

Ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024.

Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”

TIN MỚI

Return to top