ClockThứ Bảy, 10/12/2022 06:30

Lan tỏa phong trào trồng cây bản địa

TTH - Trồng 15 ngàn cây bản địa là hoạt động hưởng ứng chương trình trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh” của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh.

Để đảm bảo mục tiêu trồng rừng thay thếGiống chất lượng cho rừng trồngTrồng 3.000 cây bản địaTrồng 1.000 cây xanh tại Phong ĐiềnTrồng 2.000 cây bản địa tại khu vực Rào Trăng 3

Trồng cây bản địa

Vùng đất trống, đồi trọc tại tiểu khu 23 thuộc địa bàn xã Phong Mỹ (Phong Điền) những ngày qua đã được phủ xanh những cây trồng bản địa như lim xanh, chò, huỷnh... Những cây con gặp thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp đang đâm chồi non xanh mơn mởn, đang được đơn vị chủ rừng chăm sóc tốt. Trong vòng 5 năm tới, cây trồng bản địa sẽ thành rừng, có khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ đất đai, chống sạt lở đất, lở núi trong mùa mưa lũ.

Trước đó, vào những ngày cuối tháng 11 mới đây, hàng ngàn cây xanh bản địa được Quỹ BV&PTR tỉnh hỗ trợ trồng tại các khu vực đồi Cây Lợi, xã Phong Thu (Phong Điền), khu vực ranh giới rừng giữa Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền, rừng trồng của người dân huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) và khu vực từ Trạm Kiểm lâm Tây Sao La đến Trạm Kiểm lâm cửa rừng A Tép (A Lưới). Các loài cây trước khi được lựa chọn đưa vào trồng tại các khu vực này đã qua nghiên cứu thực tiễn của ngành kiểm lâm như sến, lim xanh, chò, huỷnh...

Giám đốc Khu Bảo tồn Sao La, ông Nguyễn Thanh cho rằng, trồng cây bản địa đang trở thành phong trào, thu hút các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp chung tay tham gia. Tranh thủ các nguồn lực, lồng ghép chương trình, dự án và mới đây được sự hỗ trợ của Quỹ BV&PTR tỉnh, đơn vị cùng các ban ngành đang nỗ lực phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc bằng các loài cây bản địa. Các loài cây như lim xanh, chò, huỷnh, kiền kiền… không chỉ có tác dụng ứng phó biến đổi khí hậu mà còn mang lại hiệu quả kinh tế.

Giám đốc Quỹ BV&PTR, ông Nguyễn Xuân Hiền chia sẻ, đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp bắt buộc; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

Mới đây, hưởng ứng chương trình trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh”, Quỹ BV&PTR cùng với các đơn vị kiểm lâm, địa phương triển khai các hoạt động “trồng cây gây rừng”. Nguồn kinh phí mua giống cây trồng và vật tư, trang thiết bị do đơn vị hỗ trợ. Các địa điểm trồng cây hưởng ứng chương trình trồng một tỷ cây xanh bắt đầu từ một số tiểu khu ở Phong Điền, A Lưới…, sau đó từng bước hỗ trợ mở rộng trồng tại các khu rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

Tính riêng trong những ngày cuối tháng 11 vừa qua, Quỹ BV&PTR đã hỗ trợ trồng khoảng 4.000 cây bản địa, gồm các loài cây gỗ lâu năm, thích ứng biến đổi khí hậu, có khả năng giữ đất và chống sạt lở cao. Trước đó, đơn vị phối hợp Huyện đoàn A Lưới, UBND các xã trên địa bàn huyện miền núi này tổ chức trồng 250 cây bản địa tại các khu vực công cộng trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Xuân Hiền đánh giá, qua hoạt động trồng rừng còn kết hợp tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Việc đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ thời gian qua không chỉ góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường mà còn nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc chung tay quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Qua đó góp phần phục hồi sinh thái, giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Từ nguồn kinh phí quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2022, Quỹ BV&PTR tỉnh tiến hành hỗ trợ 15 ngàn cây giống bản địa gồm lim xanh, chò, sến, huỷnh, lim lá thắm... Đồng thời, hỗ trợ vật tư trồng rừng cho một số đơn vị chủ rừng là công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ và hai huyện miền núi  A Lưới, Nam Đông.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lá cờ đầu trong phong trào thi đua

Liên tục hai năm 2023 và 2024 được Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, Ban chỉ huy Quân sự (CHQS) phường Tứ Hạ là “Lá cờ đầu” trong phong trào thi đua của lực lượng vũ trang (LLVT) TX. Hương Trà.

Lá cờ đầu trong phong trào thi đua
Lan tỏa những hành động đẹp

Qua gần 5 năm triển khai các hoạt động, phong trào xây dựng TP. Huế “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc”, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, câu lạc bộ, đội, nhóm… trên địa bàn thành phố tích cực tham gia, góp phần xây dựng Huế ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh.

Lan tỏa những hành động đẹp
Năng động trong các phong trào, hoạt động

Các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKD), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân (HVND) phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị…

Năng động trong các phong trào, hoạt động
Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc

Diễn ra trong vòng hơn 6 tháng, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh trên toàn tỉnh tham gia, với con số vô cùng ấn tượng hơn 16.300 bài dự thi đến từ 120 trường.

Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc

TIN MỚI

Return to top