ClockThứ Hai, 02/04/2018 13:30

Lo an toàn cho vùng trũng Đồng Dạ

TTH - Mỗi mùa mưa bão về, người dân xóm Đồng Dạ (thôn 2, xã Điền Môn, Phong Điền) lại nơm nớp lo sợ. Sợ nhà cửa, thuyền bè bị nước lũ cuốn trôi do không có đê và âu thuyền. Sợ đường dây điện thấp, sà xuống nước, gây nguy hiểm cho người dân khi lưu thông bằng thuyền trong xóm…

Cầu dân sinh xuống cấp, không đảm bảo lưu thôngCựu chiến binh cùng học sinh tham gia cảnh giới tại đường ngang dân sinhCử tri Hương Trà kiến nghị một số vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh

Xói lở đường dân sinh do mưa lũ cuối năm 2017

Nguy hiểm vùng thấp trũng

Xóm Đồng Dạ thuộc thôn 2, xã Điền Môn (Phong Điền) có 42 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu sinh sống; hầu hết sống bằng nghề sông nước.

Ông Võ Văn Duận, người dân xóm Đồng Dạ cho biết, khe Làng kéo nước từ độn cát đổ ra sông Ô Lâu. Về phía xã Điền Lộc đã có đê bao nhưng đoạn cuối thuộc khu dân cư xóm Đồng Dạ vẫn chưa có; nên mỗi lần mưa lớn nước tràn vào khu dân cư gây ngập úng. Hai cơn mưa, lũ vào cuối 2017 đã làm cho xóm Đồng Dạ ngập sâu trong nước; cát tràn vào ruộng sản xuất lúa của người dân với khoảng trên 2.000m3 cát. Ông Duận khẳng định, nếu mưa to và dài hơn nữa sẽ xói lở cả móng nhà của các hộ dân trong xóm, nguy cơ sập nhà rất cao.

Ông Mai Văn Linh, Trưởng xóm Đồng Dạ cho rằng, chưa có đê ngăn nước nên mỗi lần mưa, xóm chìm trong biển nước. Hơn nữa, hiện nay người dân trong xóm chủ yếu sống vào nghề đánh bắt thủy sản. Toàn xóm có 80 ghe, thuyền lớn nhỏ. Do chưa có âu thuyền nên người dân chỉ neo đậu tạm thuyền ngoài đê Ô Lâu. Trong cơn mưa lũ cuối năm 2017, hộ ông Lê Viết Ngân và Võ Thị Nở bị trôi mất 2 thuyền, tìm không thấy.

Ông Linh cũng cho biết, đường dây điện và 1 cột điện được gia đình ông bắt từ năm 2000. Sau đó, các hộ khác kéo theo và người dân đã đầu tư tiền để bắt đường dây điện to hơn, giúp các hộ gia đình trong xóm có điện. Tuy nhiên, do là vùng thấp trũng nên cứ mỗi mùa mưa, đường dây điện và cả đồng hồ chính tại cột điện ngập trong nước. Thuyền của hộ dân đi ra đi vào đều theo đường dây điện này, rất nguy hiểm nếu như không cắt điện kịp thời hoặc đường dây điện bị rò rỉ...

Đã có giải pháp

Để khắc phục hậu quả của cơn lũ cuối năm 2017, xã Điền Môn đã huy động nhân công, phương tiện để xúc cát tràn vào đồng ruộng; đồng thời sửa chữa đoạn đường dân sinh bị hư hỏng với kinh phí trên 10 triệu đồng.

Ông Linh cho biết, hiện nay, xóm đã kêu gọi người dân sắm sửa bao cát, huy động nhân công để đắp tạm con đê trước thời gian mưa bão, nhằm chống xói lở trong năm 2018. Riêng về vấn đề âu thuyền, người dân trong xóm không thể chủ động được mà cần có sự quan tâm đầu tư của cấp xã, cấp huyện.

Theo ông Hoàng Ngọc Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Môn, vấn đề người dân xóm Đồng Dạ phản ánh là đúng. Hiện nay, Phòng NN & PTNT huyện đã về khảo sát để hoàn chỉnh dự án xây dựng đê bao cho vùng này. Theo đó, việc xây dựng đê khe Làng (khoảng 700-800m), nối từ đê bao cũ ra đê sông Ô Lâu, kinh phí khoảng trên 10 tỷ đồng. Nếu được đầu tư xây dựng, xã sẽ huy động nhân công đắp đê.

Ông Hoàng Bá Nghiễm, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phong Điền cho biết, đối với đường dây điện gây nguy hiểm vào mùa mưa lũ tại xóm Đồng Dạ, phòng sẽ làm việc với Điện lực huyện Phong Điền để khắc phục trong thời gian tới. Riêng về âu thuyền cho xóm Đồng Dạ đã được huyện đưa vào danh sách đầu tư trung hạn sau năm 2020 để triển khai xây dựng. Những vấn đề về đê bao chống mưa lũ cho vùng xóm Đồng Dạ, phòng đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện nghiên cứu để đưa ra hướng xử lý trong thời gian sắp tới, hướng đến tạo an toàn cho vùng dân cư thấp trũng xóm Đồng Dạ.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước
Nguy cơ mất an toàn tại các "điểm đen" giao thông

Gần đây, hệ thống giao thông ở Phong Điền không ngừng được đầu tư, nâng cấp, kết nối thông suốt. Tuy nhiên, hiện tại các ngã ba, ngã tư ở các quốc lộ (QL), tỉnh lộ (TL)… qua địa bàn Phong Điền có nguy cơ thành “điểm đen”, mất an toàn giao thông (ATGT).

Nguy cơ mất an toàn tại các điểm đen giao thông
Ngày 28/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét

Trong 24 giờ qua (từ 1 giờ ngày 27/11 đến 1 giờ ngày 28/11), khu vực tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Cẩm Yên 112,2mm (Hà Tĩnh); Hồ Troóc Trâu 180mm (Quảng Bình); Bạch Mã 159,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Dơn 122,8mm (Quảng Nam); Trà Thanh 121,4mm (Quảng Ngãi); ...

Ngày 28 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Return to top