ClockChủ Nhật, 19/12/2021 14:54

Lo biển “nuốt” nhà

TTH.VN - Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ sau năm 1975 đến nay, tình trạng sạt lở, xâm thực biển đã “nuốt” 40 ha đất vùng ven biển của tỉnh. Các trận mưa bão liên tiếp trong các năm 2020-2021 gây triều cường, sóng lớn, làm sạt lở ngày càng nghiêm trọng hơn.

Các địa phương ven biển chủ động ứng phó bão RAIBảo vệ, phát huy rừng trên cát ven biểnCần triển khai phương án xử lý tình trạng sạt lở các bờ biểnKhắc phục các công trình hư hỏng, tái định cư cho người dânSớm khắc phục các công trình hư hỏng sau mưa lũA Lưới sạt lở đất đồi trồng sắn do mưaNhiều tuyến giao thông bị sạt lở sau mưa lớnĐề phòng mưa lớn ở đồng bằng, ven biểnKhắc phục sạt lở bờ biển Phú Thuận và tuyến đường Hồ Chí Minh

Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo khu vực sạt lở biển Giang Hải

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết nên trên địa bàn tỉnh liên tục chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới gây ra mưa lớn. Ảnh hưởng của việc xả lũ của các hồ thủy điện, yếu tố địa hình ngắn và dốc của các sông ở tỉnh, lượng phù sa, bùn cát trong dòng sông bị mất cân bằng… đã làm sạt lở, xâm thực biển ngày một rõ hơn, ăn sâu vào đất liền.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh  Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thông tin, hiện nay có khoảng 12,5 km bờ biển (trong tổng số 128 km bờ biển toàn tỉnh) bị sạt lở nặng tập trung các khu vực vùng biển Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và TP. Huế với tốc độ xói lở trung bình hàng năm từ 3 - 5 m có nơi từ 5 -7 m. Riêng đoạn bờ biển qua xã Giang Hải (Phú Lộc) trong 10 năm trở lại đây bờ biển đã xói sâu vào khoảng 100 - 200 m). Chính quyền đã đầu tư 2,5km kè biển ứng phó sạt lở khu vực này  nhưng còn nhiều đoạn ở 2 đầu múi kè tiếp tục bị xâm thực.

Sạt lở, xâm thực biển làm đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1.500 hộ dân sống trực tiếp gần bờ biển, uy hiếp đến dải cồn cát ven biển, ảnh hưởng đến 24 xã thị trấn ven biển, có nguy cơ mở cửa biển mới, ảnh hưởng đến Quốc lộ 49 B cũng như cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, du lịch dịch vụ, an ninh quốc phòng, ảnh hưởng hệ sinh thái của 22.000 ha đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Trong các năm qua, bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn tỉnh đã đầu tư kè chống xói lở bờ biển khoảng 6,2 km, với kinh phí trên 600 tỷ đồng. UBND tỉnh cũng đã đề xuất Bộ NN&PTNT trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí hơn 1.300 tỷ đồng để thực hiện xây dựng kè chống sạt lở bờ biển, bờ sông các đoạn xung yếu trong thời gian tới.

Những hình ảnh về sạt lở bờ biển PV ghi nhận được sáng nay:

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó sạt lở

Từ múi kè Giang Hải đến núi Linh Thái, giáp xã Vinh Hiền (Phú Lộc) tiếp tục sạt lở nặng

Bờ biển Giang Hải - Vinh Hiền trơ trọi những gốc dương còn sót lại

Trước mắt địa phương đã gia cố tạm thời khu vực này, phòng biển "nuốt nhà". 

Nhờ tuyến kè mới xây dựng, ngư dân đưa thuyền lên bờ tránh trú bão

Trong khi đó, vùng biển Tân An (Phú Thuận, Phú Vang) xâm thực dữ dội. Nước tràn vào khu ươm giống thủy sản, chảy vào khu dân cư

Khu vực này nằm sát điểm sạt lở, mở cửa biển mới thông qua đập Hòa Duân (năm 1999), làm sập, xói lở nhiều công trình

Ngồi lo biển lở

Biển Tân An xâm lấn vào khu dân cư

Sau khi kiểm tra, UBND tỉnh đề xuất Bộ NN&PTNT hỗ trợ  xây dựng kè chống sạt lở khẩn cấp tại thôn Tân An. 

Khu vực biển Giang Hải - Vinh Hiền sạt lở tiếp diễn trong bão số 9

Tin, ảnh, clip: Hà Nguyên

 

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vơi bớt nỗi lo sạt lở

Nỗi lo sạt lở của các hộ dân sống dưới chân núi Phú Gia (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) thường trực nhiều năm nay như được vơi bớt khi HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án (DA) Trồng cây tạo mảng xanh tại chân núi Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc.

Vơi bớt nỗi lo sạt lở
Return to top