ClockThứ Năm, 07/10/2021 14:00

“Lợi ích kép” từ cuộn rơm sau thu hoạch

TTH - Thay vì đốt rơm trên đồng gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, vụ hè thu mới đây, mô hình thu gom rơm bằng cách cuộn máy, đem bán đã mang lại hiệu quả.

Hạn chế lãng phí rơm rạThu gom rơm bằng máy cuốn rơm

Thu gom bằng máy cuộn rơm

Thu nhập 60 triệu đồng/vụ

Vụ hè thu 2021, được sự gợi ý của Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh về việc quảng bá tiêu thụ rơm cuộn trên mạng xã hội, ông Trần An Nhiên ở xã Điền Hương (Phong Điền) lập facebook và tham gia nhóm chăn nuôi gia súc, buôn bán rơm cuộn…

Sau khi quảng bá trên mạng xã hội, thị trường tiêu thụ rơm cuộn của ông Nhiên được mở rộng ra các tỉnh. Ông đầu tư vào việc thu gom rơm bằng máy cuốn rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Từ máy cuốn rơm MRB 0850B, ông Nhiên gắn vào máy gặt cũ của mình, cải tiến một số bộ phận và lắp thêm bộ phận chứa rơm thuận tiện trong quá trình vận hành, nâng cao năng suất thu gom.

Kết thúc vụ hè thu vừa rồi, ông Nhiên đã cuốn được 7.400 cuộn, trong đó cuốn thuê cho bà con nông dân trong vùng 2.000 cuộn phục vụ chăn nuôi gia súc và che phủ trồng ném và cuốn để bán 5.400 cuộn. Đến nay đã bán hơn 4.000 cuộn tại một số tỉnh như Nghệ An, Hải Dương…, số rơm còn dự trữ chờ xuất bán trong mùa đông, giá sẽ cao hơn.

“Với giá mỗi cuộn rơm bán trong tỉnh 10 ngàn đồng, giá bán ra ngoài các tỉnh từ 11-13 ngàn đồng/cuộn (tùy theo chất lượng rơm) và dự kiến giá xuất bán trong mùa đông này 20 ngàn đồng/cuộn, vụ hè thu vừa rồi ước thu nhập 60 triệu đồng (sau khi trừ chi phí vật tư, nhiên liệu và khấu hao máy)”, ông Nhiên xởi lởi .

Cũng trong vụ hè thu 2021, ông Nguyễn Thanh ở phường Thuỷ Châu (TX. Hương Thuỷ) sử dụng máy cuốn rơm MRB 0850B mang lại hiệu quả. Ông Thanh cho biết, máy cuốn rơm này có công suất cuốn 80-120 cuộn/giờ với kích thước cuộn rơm có đường kính 50cm, dài 70cm. Trước mắt, ông Thanh chủ yếu làm dịch vụ cuốn rơm thuê cho các hộ nông dân tại địa phương phục vụ chăn nuôi gia súc, làm nấm và che phủ cây trồng; một phần dự trữ và bán ra thị trường trong thời gian đến.

Nhiều lợi ích

Giám đốc TTKN tỉnh, ông Châu Ngọc Phi cho rằng, thời gian chuyển vụ từ đông xuân sang hè thu rất ngắn, việc chuẩn bị đất đảm bảo kỹ thuật gieo cấy đối với người dân thường gặp khó khăn, nhất là quá trình thu gom rơm. Nếu không thu gom rơm kịp thời thì sẽ cuốn vào trục máy làm đất; hoặc thu gom rơm nhưng phần gốc rạ tươi còn nhiều, không phân hủy kịp, khi gieo hạt giống nằm trên lớp rạ sẽ bị chết (hiện tượng chết tót). Rơm rạ phân hủy trong điều kiện yếm khí còn tạo ra các khí độc như mêtan, sunfuahydro làm cây lúa bị ngộ độc, sinh trưởng kém, những nơi ảnh hưởng nặng có thể làm lúa chết…

Áp lực “chạy đua với thời gian” để gieo cấy kịp thời và tránh lúa bị chết do khí độc nên nông dân thường chọn biện pháp đốt đồng như là phương án giải phóng đất bởi sự thuận tiện. Thời gian qua, nhất là vụ lúa hè thu 2021, TTKN phối hợp với nhiều HTX trên địa bàn tỉnh tiến hành triển khai các biện pháp xử lý rơm rạ bằng chế phẩm hữu cơ vi sinh CNX. Trung tâm khuyến khích một số HTX thực hiện mô hình kết nối, liên kết với các cá nhân, đơn vị có máy cuốn rơm tiến hành đồng thời cả hai giải pháp thu gom và dùng chế phẩm sinh học xử lý gốc rạ.

Từ việc kết hợp giữa máy cuốn rơm và sử dụng chế phẩm Trichoderma đã xử lý khối lượng rơm rạ khá lớn sau mỗi vụ thu hoạch, mang lại những lợi ích đáng kể. Đó là tăng thu nhập nhờ bán rơm, xử lý triệt để gốc rạ, đảm bảo làm đất và gieo cấy kịp thời vụ, hạn chế lúa chết tót, tiết kiệm công dặm tỉa, giảm lượng phân bón vô cơ nhờ lượng phân hữu cơ cung cấp trở lại sau quá trình gốc rạ phân hủy.

Bài, ảnh: Triều Tài

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Nền tảng thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp phát triển

Được xem là trụ đỡ của nền kinh thế, ngành nông nghiệp luôn được quan tâm để từng bước tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Theo đó, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết (NQ) hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (SXNN) nhằm tạo hiệu quả cao.

Nền tảng thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp phát triển

TIN MỚI

Mua rơm nhân tạo lợp mái
Return to top