ClockThứ Năm, 03/08/2023 09:26

Lồng ghép, huy động nguồn lực triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

TTH - Sau 3 năm triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), hạ tầng nông thôn ở A Lưới đã được tăng cường đầu tư, diện mạo khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện. Thời gian tới, A Lưới tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các CTMTQG tại các cấp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn đã được giao.

Hồng Thái lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc giaRà soát các cơ chế, chính sách để thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu Quốc gia

leftcenterrightdel
Lãnh đạo huyện A Lưới kiểm tra tiến độ các công trình trọng điểm trên địa bàn 

Bắt tay xây dựng nông thôn mới từ một xã khó khăn, Hồng Hạ (A Lưới) có được hạ tầng đầu tư ngày một khang trang, sạch đẹp hơn. Cùng với đó, đời sống người dân trên địa bàn cũng ngày một được cải thiện.

Ông Nguyễn Viết Lương, Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ cho biết, dù còn nhiều khó khăn, nhưng đến nay xã đạt 16/19 tiêu chí NTM, các tiêu chí chưa đạt gồm tiêu chí số 9,10,11, đang phấn đấu đến năm 2025. Triển khai CTMTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) đã lồng ghép giữa công tác chuyên môn gắn với tuyên truyền xây dựng NTM, tạo sức chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cán bộ, đảng viên, người dân.

Xã vận động cán bộ, công chức, thanh niên và Nhân dân các thôn tổng dọn vệ sinh, thu gom rác thải trên Quốc lộ 49 từ biển đèo Mạ Ơi đến biển đèo Tà Lương trên chiều dài 7km và vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nhà họp dân các thôn, khuôn viên UBND và nhà Gươl xã Hồng Hạ, với số lượng tham gia trên 80 người.

Về cơ sở hạ tầng, xã vận động các doanh nghiệp hỗ trợ vật liệu 6 tấn xi măng, cán bộ, công chức và hợp tác xã du lịch vận chuyển 4 xe đá, xây dụng hàng rào, cổng chào tạo cảnh quan tại nhà Gươl xã Hồng Hạ. Xây dựng thêm phòng học cho Trường THPT&CS xã Hồng Hạ và mở thêm đường sản xuất tại các thôn.

Công tác vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường và duy tu, bảo dưỡng đường liên thôn cũng được chú trọng. Xã mở rộng 1km đường nông thôn; đường du lịch suối Pâr Le chiều dài 500m; làm mới đường phát triển sản xuất tại thôn Pa Ring-Cân Sâm (Ka Treo) chiều dài 700m với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng, công trình được nghiệm thu vào tháng 7/2023 để đi vào sử dụng.

Theo ông Nguyễn Viết Lương, chính quyền xác định việc giữ vững chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao, xây dựng xã NTM kiểu mẫu là mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/người/năm. Chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, cán bộ, công chức luôn được nâng lên và có hiệu quả. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững.

Theo đánh giá của UBND huyện A Lưới, CTMTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện đến nay đã giải ngân được 5,4/17,3 tỷ đồng, đạt 31% kế hoạch. Trong đó, giải ngân vốn năm 2022 cho phép kéo dài thực hiện năm 2023 là 5/11,4 tỷ đồng, đạt 44%; vốn giao năm 2023 là 424 triệu/5,9 tỷ đồng, đạt 7%.

Tổng số xã thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn 17 xã, trong đó 12 xã đặc biệt khó khăn. Toàn huyện đạt 238 tiêu chí/17 xã, bình quân 14 tiêu chí/xã. Kết quả rà soát theo bộ tiêu chí thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM đến cuối năm 2022 đạt 688 tiêu chí/66 thôn, bình quân đạt 10,42 tiêu chí/thôn; số thôn đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM 14 thôn, đạt 21,21%.

Ngoài ra, thực hiện phát triển kinh tế vườn theo hướng vườn mẫu hàng năm, đến nay A Lưới đã có 50 vườn/17 xã. Huyện hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ 5 triệu đồng/vườn đạt tiêu chuẩn vườn mẫu. Triển khai xây dựng các mô hình: “A Lưới - 4 mùa hoa”; “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - trật tự trị an”; “Mai vàng trước ngõ” và tổ chức phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần” trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới thông tin, sau 3 năm thực hiện các CTMTQG, đời sống của Nhân dân từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn huyện tăng khá. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm đáng kể.

Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo công tác lập, giao kế hoạch đầu tư công hàng năm, dự toán chi vốn sự nghiệp hàng năm triển khai thực hiện các CTMTQG theo quy định. Chú trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các chương trình tại các cấp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn đã được giao. Trong đó, hoạt động của ban chỉ đạo các cấp đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị, ngành, lĩnh vực và trong tổ chức triển khai các chương trình các năm còn lại.

UBND huyện đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và các nhiệm vụ khác trong thực hiện các CTMTQG theo đúng quy định và kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc và giải pháp cụ thể phù hợp với thực tiễn, đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước được giao.

Tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực cho CTMTQG và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, quy định và hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh đối với từng chương trình; rà soát, tổng hợp dữ liệu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, danh mục dự án đầu tư, kết quả giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước, định kỳ báo cáo theo quy định.

Đồng thời, UBND huyện cũng đề xuất Chính phủ bố trí kinh phí thực hiện dự án 5 về chương trình nhà ở năm 2022 thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững; xem xét bổ sung Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là đối tượng thụ hưởng kinh phí thực hiện các nội dung về giáo dục nghề nghiệp thuộc 3 CTMTQG giai đoạn 2021-2025; chỉnh sửa, bổ sung định mức hỗ trợ nhà ở thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Huy động nguồn xã hội hóa vì cộng đồng

Cùng với nguồn ngân sách của Nhà nước, để có thể đồng hành, hỗ trợ những người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống còn cần sự trợ giúp của toàn xã hội.

Huy động nguồn xã hội hóa vì cộng đồng
Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Return to top