ClockThứ Sáu, 18/12/2020 17:43

Nâng cao giá trị thủy sản đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

TTH.VN - Nội dung trên được các chuyên gia, nhà quản lý Trung ương, địa phương trao đổi, đề xuất tại hội thảo khoa học "Phát triển chuỗi giá trị và nâng cao khả năng thương mại hóa cho sản phẩm thủy hải sản vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai (TG-CH)" do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức ngày 18/12.

Mục tiêu lớn từ biển, đầm pháCanh giữ Tam GiangKinh tế đầm phá trong tiến trình xây dựng nông thôn mới – kỳ 2: Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch

Tiềm năng ít nơi có được

Vùng đất ngập nước TG-CH là hệ đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, với diện tích gần 22.000 ha mặt nước, kéo dài trên 68km dọc bờ biển của Thừa Thiên Huế. Với tiềm năng này, những năm gần đây vùng đầm phá TG-CH đã có nhiều bước phát triển về nghề nuôi trồng thủy sản. 

Thu hoạch cá nuôi trên phá Tam Giang-Cầu Hai

Từ mô hình nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao, mô hình thâm canh các loại đặc sản cá có giá trị; mô hình nuôi cá lồng, tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGap đến mô hình nuôi xem ghép cá - tôm... với tổng diện tích lên 4.922 ha; trong đó, nuôi trong ao là 3.535ha, nuôi chắn sáo 1.387 ha và hơn 8.480 lồng. Bình quân sản lượng nuôi trồng hàng năm trên địa bàn đạt 10.813 tấn, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hơn 10 nghìn hộ gia đình với hơn 21 nghìn lao động địa phương; đồng thời đã góp phần lớn vào sản lượng thủy hải sản Việt Nam. 

Ông Trương Văn Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, phần lớn, các huyện thị xã ở Thừa Thiên Huế đều có vùng nuôi trồng thủy sản trên đầm phá TG-CH. Trong đó, huyện Phú Vang có diện tích nuôi lớn nhất, chiếm hơn 57%; huyện Phú Lộc chiếm hơn 21%; còn lại TX. Hương Trà, huyện Phong Điền, Quảng Điền có tỷ lệ nuôi chiếm ở diện tích đầm phá không nhiều.

Hiện nay, mô hình nuôi xen ghép cá-tôm bán chuyên canh và thâm canh đem lại khá hiệu quả, như ở xã Vinh Thanh, Vinh Phú (Phú Vang); Lộc Bình, Vinh Hưng, Giang Hải (Phú Lộc); hay Quảng An, Quảng Phước (Quảng Điền).

Anh Trần Văn Giàu, xã Giang Hải, Phú Lộc, tiếp cập mô hình nuôi thủy hải sản xen ghép cá-cua trên phá TG-CH trong mấy năm gần đây. Sở hữu 4-5ha ao hồ, mỗi năm anh Giàu thu 200-250triệu đồng, sản phẩm đưa ra thị trường trong và ngoài địa phương. Khá nhờ nuôi cá không riêng anh Giàu mà nhiều hộ ở xã Lộc Bình, Vinh Hiền, Lăng Cô đã xây được nhà cửa khang trang, nuôi con cái ăn học. Có hộ thu nhập đến 400-500 triệu đồng/năm nhờ từ mô hình nuôi cá lồng.

Không chỉ trở thành vựa "cá tôm đặc sản" ở Việt Nam, đầm phá TG-CH còn được xem là kho tài nguyên vô tận, phát triển các dịch vụ du lịch, dựa trên các mô hình khai thác nuôi trồng các loại thủy sản giúp người dân có đời sống ổn định.

Xây dựng thương hiệu, hợp tác tiêu thụ

Hiện nay, tình trạng khai thác nuôi trồng các loại thủy hải sản; trong đó có các loại cá đặc hiệu gặp khó khăn, thách thức bởi nhiều yếu tố, như, khí hậu, môi trường nước; hạ tầng nuôi trồng xuống cấp; cách tổ chức quản lý, quy hoạch khai thác, bảo tồn và phát triển ở đầm phá TG-CH còn bất cập.  

Cá đặc sản trên phá Tam Giang-Cầu Hai được đánh giá cao về giá trị 

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, mô hình nuôi trồng hải sản trên đầm phá TG-CH đều nhỏ lẻ, nguồn giống không chủ động; phương thức nuôi chưa đúng quy trình kỹ thuật; thu hoạch sản phẩm chủ yếu bán cho các thương lái, giá không ổn định... Đây là những yếu tố khiến nghề nuôi thủy sản ở đầm phá TG-CH chưa phát triển bền vững.

Theo ông  Kim Văn Tiêu, để tháo gỡ những khó khăn trên, phải có cơ chế chính sách khuyến khích các mô hình nuôi ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong quản lý vận hành quy trình nuôi, tạo ra sản phẩm xanh sạch, thông minh và nhân văn. Trên cơ sở này, ngoài sự hỗ trợ của nhà quản lý, chính quyền địa phương cần chú trọng tuyên truyền để người nuôi chủ động, từ bỏ tư duy nuôi nhỏ lẻ; xây dựng thương hiệu; liên kết, hợp tác giữa sản xuất và tiêu thụ thông qua doanh nghiệp để sản phẩm ra thị trường lớn.

TS. Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục Thủy sản Thừa Thiên Huế nêu quan điểm, để nuôi trồng thủy sản ở đầm phá TG-CH phát triển bền vững, người nuôi phải tiếp cận kỹ thuật nuôi mới; biết tổ chức sản xuất nuôi trồng theo hướng tập trung tạo sản phẩm hàng hóa; mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, quảng bá tại các khách sạn, nhà hàng...

Nhiều ý kiến tại đây cho rằng, những yếu tố trong quy trình nuôi thủy sản trên đầm phá TG-CH từ đầu vào đến đầu ra là những mắt xích quan trọng. Các mắt xích hoạt động kém hiệu quả thì mối liên kết sẽ khó bền vững. Tuy nhiên, lực cản lớn nhất cho người nuôi thủy sản ở đầm phá là hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, doanh nghiệp và người nông dân (người nuôi) chưa tìm được tiếng nói chung. Đa số các doanh nghiệp chỉ thu mua hải sản qua thương lái và người nuôi chỉ có thể thông qua thương lái để tiêu thụ sản phẩm.

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN chia sẻ, thông qua hội thảo này lãnh đạo các sở ban ngành địa phương có cái nhìn mới hơn về quản lý khai thác nuôi trồng thủy hải sản ở vùng đầm phá TG-CH. Qua đó các ngành, địa phương có những tham mưu, đề xuất lãnh đạo tỉnh ban hành những cơ chế chính sách hợp lý, cũng như hiến kế các giải pháp hiệu quả để nâng tầm giá trị, khả năng thương mại hóa các sản phẩm hải sản vùng đầm phá, tạo sinh kế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Bài, ảnh: Song Minh 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó

TIN MỚI

Return to top