ClockChủ Nhật, 28/04/2019 17:08

Ngăn ngừa “giặc lửa”

TTH.VN - Đốt nhang, vàng mã, đốt thực bì cùng với các hoạt động lễ hội… là các “yếu tố” dẫn đến nguy cơ cháy rừng cao hơn bao giờ hết vào thời điểm này.

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừngHương Trà: Không xảy ra cháy rừng, phá rừng tự nhiên trong năm 2018Phòng “giặc lửa”Bắt đối tượng dùng dao đâm xe ôm, cướp tài sảnKhống chế vụ cháy rừng ở Lăng Cô

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng 

Vào các ngày lễ, mùng một hằng tháng, bà Trần Thị Kim Nga ở phường An Tây (TP. Huế) thường đến nghĩa trang TP. Huế để thắp nhang, đốt vàng mã cho người thân quá cố. Bà Nga luôn ý thức rằng, nắng nóng như hiện nay nếu không cẩn trọng, để xảy ra sơ suất thì lửa từ đốt nhang, vàng mã sẽ bốc cháy lây lan sang những cánh rừng thông. Thường khi thắp nhang, hay đốt vàng mã, bà Nga phải ngồi canh, cháy hết mới ra về.

Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức, vẫn có một bộ phận người dân còn thiếu ý thức, hoặc chủ quan trong việc bảo vệ rừng, nhất là rừng thông cảnh quan rất dễ cháy. Một số người đến viếng mộ, thắp nhang, đốt vàng mã chưa cháy hết đã ra về, khi gặp gió sẽ có nguy cơ lây lan sang lá thông khô gây cháy lớn. Theo bà Nga, không ít lần phát hiện nhang hay vàng mã tại một số ngôi mộ chưa tàn, bà phải canh đến khi lửa tắt mới về.

TP. Huế diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng cảnh quan

Rừng thông cảnh quan trên địa bàn TP. Huế, TX. Hương Thủy, hay một số địa phương rất dễ bốc cháy trong thời điểm nắng nóng như hiện nay. Những cánh rừng thông này trong quá trình rụng lá phủ lớp dày đặc, vào mùa nắng nóng lá thông rất khô dễ bốc cháy khi gặp lửa, nếu không phát hiện, dập tắt kịp thời sẽ lây lan nhanh trên diện rộng. Vì vậy trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), các hạt kiểm lâm,  chủ rừng thường chú tâm vào những cánh rừng thông.

Tình trạng đốt thực bì tại những cánh rừng keo sau thu hoạch cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng. Một số hộ dân đốt thực bì không báo với cơ quan chức năng để giám sát, theo dõi, thậm chí lửa chưa tắt hết đã ra về khiến nguy cơ cháy rừng rất cao. Vậy nên việc xác định trong công tác PCCCR phải bắt đầu từ ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ rừng.

Tuần tra rừng mùa nắng nóng

“Rừng trồng kinh tế là tài sản của mình thì hơn ai hết mình phải quản lý, bảo vệ. Ngay từ đầu mùa khô, tui phải thuê nhân công vào rừng để thu gom cành, lá khô; mua sắm các thiết bị, máy móc phục vụ công tác PCCCR. Ngày nào tui cũng đi tuần tra, giám sát tại các cánh rừng để phát hiện, xử lý kịp thời khi có dấu hiệu cháy”, ông Lê Văn Tảo ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) nói.

Trên địa bàn TX. Hương Thủy có gần 21 ngàn ha rừng tự nhiên và sản xuất, phân bố tại các vùng đồi dốc quanh co, hiểm trở gây khó khăn trong công tác PCCCR. Phòng ngừa cháy rừng là biện pháp được ngành kiểm lâm TX đặt lên hàng đầu, bởi nếu để xảy ra cháy thì nguy cơ lây lan rất cao, khó ngăn chặn gây thiệt hại lớn. TX. Hương Thủy xác định công tác PCCCR không chỉ lực lượng kiểm lâm mà có sự phối hợp, tham gia vào cuộc của các chủ rừng, lực lượng vũ trang, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn…

Ông Nguyễn Văn Việt, Phó Giám đốc Ban Quản lý Rừng Phòng hộ TX. Hương Thủy thông tin, ngoài các diện tích rừng thông dễ cháy, trên địa bàn TX còn có khoảng 6.000 ha rừng keo sản xuất của các tổ chức, cá nhân cũng có nguy cơ cháy nếu không có biện pháp quản lý, bảo vệ một cách hiệu quả. Ngay từ đầu mùa nắng nóng, ngành kiểm lâm TX đã bố trí lực lượng tổ chức tuần tra, giám sát chặt chẽ tại các cánh rừng, trong đó chú trọng tại các “điểm nóng” như rừng thông, rừng keo sau thu hoạch; mua sắm thêm các trang thiết bị máy phun nước, bàn dập lửa…

Hạt trưởng Hạt kiểm lâm (HKL) TP. Huế, ông Lê Viết Ngọc Vinh nhận định, dù chỉ mới đầu mùa nắng nóng nhưng cảnh báo nguy cơ cháy rừng rất cao. Thời điểm này HKL TP. Huế phối hợp với cơ quan chức năng, các chủ rừng cử cán bộ thường xuyên tuần tra, giám sát và triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy cơ cháy rừng. Quá trình tuần tra, cán bộ kiểm lâm tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, cẩn trọng trong việc đốt nhang, vàng mã tại các nghĩa trang cạnh rừng thông. Các trường hợp người dân vào rừng thu lượm củi khô cũng được giám sát, theo dõi chặt chẽ, tránh tình trạng đốt củi, hay vứt bỏ tàn thuốc bừa bãi có nguy cơ dẫn đến cháy rừng.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (CCKL) tỉnh, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn nhận định, nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng rất cao nếu không có biện pháp ứng phó một cách hiêu quả. Năm 2019, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội quan trọng như  Festival Nghề truyền thống Huế 2019, Lễ Phật Đản, Vu Lan... Các lễ hội sẽ thu hút một lượng lớn du khách và có nhiều hoạt động tâm linh trong dân với quy mô lớn, phổ biến (cúng tế, viếng mộ, đốt vàng mã....). Nếu người dân bất cẩn thì nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao; trong đó tập trung vào các phần rừng thông cảnh quan, khu vực rừng trồng keo tràm gần các nghĩa trang và một số rừng trồng trong vùng “trọng điểm” cháy trên địa bàn TP. Huế, TX. Hương Thủy, TX. Hương Trà...

Đến nay tất cả các huyện, thị xã và TP. Huế đã triển khai tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Các địa phương đã có các quyết định ban hành phương án huy động lực lượng chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn. Các chủ rừng đã xây dựng phương án PCCCR và gửi đến CCKL tỉnh. Qua kiểm tra của CCKL cho thấy, việc xây dựng và thực hiện phương án PCCCR của các địa phương, các chủ rừng trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ mất an toàn tại các "điểm đen" giao thông

Gần đây, hệ thống giao thông ở Phong Điền không ngừng được đầu tư, nâng cấp, kết nối thông suốt. Tuy nhiên, hiện tại các ngã ba, ngã tư ở các quốc lộ (QL), tỉnh lộ (TL)… qua địa bàn Phong Điền có nguy cơ thành “điểm đen”, mất an toàn giao thông (ATGT).

Nguy cơ mất an toàn tại các điểm đen giao thông
27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ

Do ảnh hưởng của mưa kéo dài, mô hình độ ẩm đất tại một số khu vực ở Trung Bộ đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trong khi đó, dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực trên tiếp tục có mưa. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương.

27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ
Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, Biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông
Return to top