Tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì hội nghị.
|
Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế |
Áp dụng công nghệ
Ở nước ta, năm 2023, thiên tai xảy ra cực đoan trên các vùng miền với hơn 1.900 trận thiên tai, đặc biệt là mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt trên diện rộng. Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân. Thiệt hại về kinh tế do thiên tai ước tính trên 9.300 tỷ đồng.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng El Nino sẽ còn tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2024, sau đó xuất hiện hiện tượng La Nina, do đó hoạt động của bão, ATNĐ nhiều khả năng sẽ tập trung nhiều hơn vào nửa cuối năm. Vì thế, các địa phương cần có biện pháp chủ động để đối phó với loại hình thời tiết cực đoan này, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tham gia ý kiến với hội nghị tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cho biết, trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 đợt mưa lớn, tổng lượng mưa năm cao hơn trung bình nhiều năm 112-172%. Ứng với với độ lớn, tính chất thiên tai khốc liệt, theo Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, mưa lũ đặc biệt lớn của năm 2023 với tần suất lũ khoảng 20%, lũ lịch sử năm 1999 ứng với tần suất 1%, thiệt hại giảm thiểu rất nhiều so với lũ lịch sử.
Có được kết quả đó là nhờ trước mỗi trận lũ, bão, UBND tỉnh ban hành các lệnh vận hành yêu cầu các hồ trên lưu vực sông Hương hạ dần về mực nước đón lũ theo quy định. Yêu cầu các chủ hồ phải tuân thủ nghiêm túc quy trình vận hành liên hồ đã được phê duyệt.
Theo dõi sát tình hình mưa lũ theo từng giờ, để tính toán đưa ra tối thiểu 4 kịch bản vận hành (thấp, trung bình, cao, rất cao), lựa chọn phương án, lệnh vận hành hợp lý đã góp phần cắt lũ, giảm lũ, làm chậm lũ và tránh gây đột biến cho vùng hạ du, tăng thêm quỹ thời gian cho chính quyền và Nhân dân vùng hạ du có thời gian chủ động triển khai công tác ứng phó với lũ lụt, làm giảm đáng kể thiệt hại có thể xảy ra.
Chủ động cảnh báo sớm từ 48 đến 72 giờ trước khi thiên tai, mưa lũ xảy ra, phát huy hiệu quả hệ thống phát thanh thông minh toàn tỉnh, thông qua Trung tâm điều hành đô thị thông minh IOC để thông tin sớm đến Nhân dân trên địa bàn.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh sử dụng các phần mềm, bản tin dự báo thiên tai của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, Đài khí tượng Thuỷ văn tỉnh, hệ thống thông tin thiên tai của Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT phục vụ công tác vận hành hồ chứa và cảnh báo cho Nhân dân vùng hạ du chủ động phòng tránh.
|
Đề xuất tăng dung tích phòng lũ các hồ chứa trên địa bàn tỉnh |
Sử dụng sản phẩm radar, phần mềm dự báo mưa từ Dự án Vận hành hồ chứa nước trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện do JICA tài trợ, phục vụ xây dựng các kịch bản, chỉ đạo vận hành liên hồ chứa nước sông Hương, đồng thời sản phẩm dự án đã được chia sẻ rộng rãi cho công đồng thông qua trang mạng website.
Thường xuyên tập huấn cho lực lượng cán bộ làm công tác PCTT nắm bắt, sử dụng thành thạo các phần mềm cảnh báo thiên tai trong nước. Đồng thời tham khảo các mô hình dự báo, giám sát thiên tai của thế giới như Windy, Mỹ, Nhật Bản phục vụ hiệu quả công tác.
Phát huy tối đa tiện ích, hiệu dụng của mạng xã hội trong việc truyền tin, cảnh báo thiên tai, cũng như hệ thống truyền thanh ở cơ sở, kích hoạt hệ thống tổng đài khẩn cấp 19001075, Huế-S trong PCTT đã góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.
Nhờ sự chủ động cảnh báo, áp dụng khoa học, công nghệ, xây dựng tính toán các kịch bản, phương án vận hành hồ chứa sát với tình hình thực tế nên công tác tham mưu vận hành hồ chứa giảm lũ, an toàn công trình ngày càng tốt hơn.
Bổ sung quy trình vận hành liên hồ
Để góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ PCTT trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT quan tâm hỗ trợ, lập đề án, bố trí kinh phí để nâng cao năng lực, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất tại Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp đảm bảo yêu cầu “4 tại chỗ”.
Đề nghị Dự thảo Nghị định trong Luật Phòng thủ dân sự quy định rõ hơn về phân công chủ trì, phối hợp trong quản lý Nhà nước và phân cấp trong tổ chức các hoạt động phòng thủ dân sự. Có quy định việc thành lập cơ quan thường trực của các ngành. Đề nghị Bộ TN&MT sớm nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung quy trình để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn công trình và giảm lũ hạ du tốt hơn.
|
UBND tỉnh đề xuất các bộ, ngành hỗ trợ tỉnh xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du các hồ chứa nước lưu vực sông Hương |
Kiến nghị ngành Công Thương tăng cường kiểm tra các chủ hồ đập thủy điện trong các quy định đảm bảo về nhân lực, trang thiết bị phục vụ quản lý khai thác, vận hành hồ đập, không chấp hành các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa. Hỗ trợ địa phương xây dựng kịch bản vỡ đập và bản đồ ngập lụt vùng hạ du các hồ chứa nước lưu vực sông Hương; bản đồ nguy cơ lũ quét và sạt lở đất mức độ chi tiết.
Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, do tình hình thiên tai, mưa lũ trên địa bàn tỉnh ngày càng bất thường, khắc nghiệt hơn, điều kiện kinh tế xã hội ở vùng hạ du có nhiều thay đổi và dễ bị tổn thương hơn, đặt ra yêu cầu giảm thiểu ngập lụt cho hạ du ngày càng cao hơn.
Một mặt cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác vận hành hồ đập, mặt khác cần nghiên cứu nâng cao dung tích phòng lũ của các hồ chứa hiện có, cũng như tăng thêm quỹ thời gian để điều tiết giảm mực nước hồ trước khi mưa lũ xảy ra. Việc điều chỉnh, bổ sung Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương của Thủ tướng Chính phủ sau 5 năm áp dụng là rất cần thiết. Vì vậy, đề nghị Bộ TN&MT sớm nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn công trình và giảm lũ hạ du tốt hơn.
Đề nghị các bộ ngành bố trí nguồn lực triển khai sớm thực hiện việc kiểm định, đánh giá công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi và thủy điện và hỗ trợ xử lý khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình, đặc biệt là tại các hạng công trình quan trọng như cửa van hồ Tả Trạch, đền bù lòng hồ Tả Trạch từ cao trình mực nước dâng bình thường +45m đến cao trình mực nước lũ kiểm tra +53,07m.