ClockThứ Ba, 21/11/2023 16:58

Chủ động phương án ứng phó mưa lớn

TTH.VN - Dự báo có mưa lớn, vùng tâm điểm mưa có nơi lên đến trên 800 mm, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện được yêu cầu vận hành để đưa về mực nước thấp nhất, sẵn sàng đón lũ; các địa phương tổ chức kêu gọi tàu thuyền vào bờ an toàn trước ngày 25/11.

Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễnHồ đập tham gia cắt lũ cho hạ du

 Các hồ đập được yêu cầu chủ động vận hành, đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ

Chiều 21/11, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về việc mở cửa van điều tiết nước hồ thủy lợi Tả Trạch về hạ du sông Hương nhằm chủ động ứng phó với đợt mưa trong những ngày tới. Cụ thể, từ 14 giờ chiều nay, hồ Tả Trạch sẽ điều tiết với tổng lưu lượng từ 680-780m3/s.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã yêu cầu các chủ hồ đập chủ động vận hành đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ theo quy trình được phê duyệt trước 19 giờ ngày 24/11.

Cụ thể, trên lưu vực sông Hương, mực nước hồ Tả Trạch là +38 m, thủy điện Bình Điền +81,6m; trên sông Bồ thủy điện Hương Điền +56,5 m. Các hồ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, góp phần cắt, giảm đỉnh lũ vùng hạ du.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, từ ngày 25/11 ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh di chuyển xuống phía Nam nước ta, ảnh hưởng đến tỉnh Thừa Thiên Huế, trời chuyển lạnh. Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với đới gió Đông trên cao nên từ ngày 24 đến 27/11 trên đất liền tỉnh có mưa to, mưa rất to và rải rác có giông. Cần đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. 

Các địa phương chủ động ứng phó sạt lở đất, lũ quét 

Tổng lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 500mm. Riêng vùng Phú Lộc, Nam Đông lượng mưa cao hơn, có khả năng đạt 300-500mm, có nơi trên 800mm, gây ngập lụt diện rộng cho khu vực đồng bằng, các khu vực trũng thấp.

Để ứng phó với tình hình diễn biến xấu của thời tiết, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có công điện yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, không khí lạnh, gió mạnh trên biển trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế tăng cường thời lượng thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển biết diễn biến gió mạnh trên biển để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Tổ chức kêu gọi tàu thuyền vào bờ an toàn trước ngày 25/11.

Các địa phương rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt. Bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực nước ngập sâu, chảy xiết khi mưa lũ, nhất là qua các ngầm, tràn để bảo đảm an toàn. Triển khai phương án ứng phó mưa lũ tại cấp xã theo phương châm “4 tại chỗ”.

 

Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo lũ trên lưu vực các con sông

Từ ngày 22 đến 24/11, trên các sông khu vực Thừa Thiên Huế khả năng xuất hiện một đợt lũ. Nguy cơ xảy ra ngập lụt, ngập úng kéo dài và trượt lở đất ở các địa phương.

Cảnh báo lũ trên lưu vực các con sông
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

TIN MỚI

Return to top